Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Tạp bút NGƯỜI THẦY NƠI ĐẢO XA (Bút danh Phạm Hùng Cường)


Trưa nắng nhẹ. Đảo quê tôi lộng gió mát lành. Ngoài kia sóng vỗ ru bờ những khúc hát đại dương rào rạt. Hàng thông lao theo gió đưa cành hát giọng vi vu… Chúng tôi ngồi với thầy trong một quán nước mía nhỏ nằm dưới bóng hàng dừa; thầy trò chúng tôi vẫn thường ngồi cùng nhau như vậy vào những hôm học cả ngày. Thầy với về trường đảo quê tôi chưa được một năm, lạ đất lạ người nên vẫn chưa có nhiều bạn. Chúng tôi, những đứa trò nhỏ yêu văn học, quấn quýt lấy thầy; thầy trò gặp nhau luôn, và thầy cũng sẵn sàng kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện. Như trưa nay, thầy đã thuật cho chúng tôi nghe chuyện thầy ra với đảo quê tôi…

Tạp bút THẦY CÔ TÔI NGÀY ẤY (Phạm Tuấn Vũ)


Có một thời, thầy cô tôi sau buổi lên lớp, có người vào rừng đốn củi về đổi gạo, có người ra đồng gặt mướn, có người ra sông đánh lưới cải thiện bữa cơm chiều vốn không ngày nào đi chợ. Nói ra có lẽ chẳng ai tin. Nhưng thật đã có một thời như thế, lam lũ đói nghèo, thầy cô tôi ngày ấy cũng khó khăn, thiếu thốn mọi bề, một thời bây giờ nhắc lại không ai dám nghĩ đến, và thế hệ trẻ bây giờ chắc cũng chẳng ai có thể hình dung được.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Tạp bút SỰ TỨC GIẬN (Bút danh Tư Hương)


Có lần tôi giận anh bạn ở phòng bên, hai người đã thỏa thuận “góp gạo thổi cơm chung” nhưng mấy hôm liền anh ấy không chịu đi chợ. Trong lúc cơn giận lên đến cực độ, tôi đã đập vỡ một cái bát trước mặt nhiều người. Bạn tôi hoảng sợ và xấu hổ vô cùng. Còn tôi thì hả hê trong lòng. Nhưng từ hôm đó, anh bạn ấy ít nói hơn và hay tránh tôi. Một tháng sau, anh bạn lặng lẽ chuyển phòng. Mãi đến bây giờ, cũng qua mấy năm rồi, chúng tôi chưa một lần gặp lại. Có mấy lần tôi muốn gọi điện hỏi thăm nhưng không dám mở lời. Bây giờ tĩnh lòng lại mới thấy, vỡ một cái bát chẳng đáng là bao, nhưng làm đổ vỡ một tình bạn thì rất khó để hàn gắn lại.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Tạp bút MẸ TÔI CŨNG BÁN BẮP (Bút danh Tư Hương)



Trên đường từ Trường Đại học Quy Nhơn về phòng trọ, chỗ gần ngã tư có một người phụ nữ lớn tuổi bán bắp luộc hay ngồi ở đấy. Tôi đi bộ đến trường, chiều nào tan học về cũng gặp cô và nghe cô mời chào.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

HAI PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI TỪ HẢI (Phạm Tuấn Vũ - Nguyễn Thị Hương Lài)




Viết về hai nhân vật trung tâm của Truyện Kiều, GS. Nguyễn Lộc có một nhận xét rất xác đáng: “Thúy Kiều và Từ Hải không những là hai nhân vật chính diện trung tâm, mà về một phương diện nào đó, cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống: Thúy Kiều là bản thân cuộc sống, và Từ Hải là ước mơ về cuộc sống. Bản thân cuộc sống là hiện thực; còn ước mơ về cuộc sống là lãng mạn, cho nên hình ảnh Từ Hải căn bản là lãng mạn” (Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), tái bản lần thứ 5, Nxb Giáo dục, H., tr. 358). Có thể nói, Từ Hải là một trong những nhân vật đẹp nhất mà Nguyễn Du đã dụng công xây dựng trong kiệt tác của mình. Đồng thời, cùng với Thúy Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh... nhân vật này còn cho thấy ở tác giả nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình với cái nhìn sâu sắc, tinh tế về tính cách nhân vật thông qua hai phương diện trong con người Từ Hải.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Tản văn KHI PHỐ LÊN ĐÈN (Bút danh Tư Hương)



Có một chiều thôi bận bịu, ta lang thang xuống phố, ngồi ở một ghế đá vỉa hè hay mỗi quán cóc nào đó thân quen. Ta hãy gác lại những lo toan bề bộn, cất đi những lo lắng ưu tư, cứ để cho lòng mình miên man vô định, ta ngồi ngắm phố xá lên đèn…

Tạp bút NIỀM VUI TỪ MỘT CHÉN TRÀ (Bút danh Tư Hương)


Anh bạn tôi nhỏ hơn tôi vài tuổi, còn là sinh viên, nhưng lại có sở thích thưởng thức trà hàng ngày. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh bạn tự pha cho mình một ấm trà thơm nóng rồi ngồi nhâm nhi đọc sách. Những khi tôi đến chơi, thể nào anh bạn cũng pha một ấm trà thật đậm ngon mời tôi. Biết anh bạn có sở thích này nên nhiều lần đến tôi thường mua theo một gói bánh ngọt, thế là anh em lại có một buổi uống trà, ăn bánh nói chuyện thật hợp ý.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Tạp bút TRUNG THU CỦA TUỔI THƠ TÔI (Phạm Tuấn Vũ)




Tháng Tám trăng rằm lại về rồi đó. Trung thu về, mang theo nhiều tất bật, rộn ràng. Cuộc sống bây giờ đã khấm khá hơn; ngày Tết Trung thu cũng dần đủ đầy, sung túc. Các em sẽ được những chiếc bánh ngọt xinh, những thứ quả chín mọng thơm lừng, được thỏa thích rước đèn ông sao, được múa lân, vui đùa ca hát. Còn niềm vui nào bằng vui Tết Trung thu.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

ĐỒNG VỌNG QUÊ NHÀ (ĐỌC "NỤ HÔN MUỘN" CỦA NGUYỄN HỮU DUYÊN) (Phạm Tuấn Vũ)




Sau nhiều năm trời ấp ủ, cuối cùng, Nụ hôn muộn - tập truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Hữu Duyên – đã chính thức ra mắt độc giả mới đây. Cuốn sách do Nxb Hội Nhà văn ấn hành vào cuối tháng 3 năm 2015, tập hợp 13 truyện ngắn được tác giả sáng tác trong thời gian dài, là thành quả lao động miệt mài của một người có nhiều duyên nợ với thơ văn, như tên của tác giả, Nguyễn Hữu Duyên, dù anh đến với văn chương khá muộn.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

TẤC LÒNG QUÊ CỦA NGUYỄN DU - TỪ GÓC NHÌN ĐIỂN CỐ (Phạm Tuấn Vũ)


Quê hương, gia đình luôn hiện hữu trong sáng tác của Nguyễn Du bằng những vần thơ chân thành, cảm động. Suốt đời phải sống kiếp xa quê, tấm thân gởi nơi mây trôi gió bụi (Tha hương thân thế thác phù vân - Thu nhật kí hứng), quê nhà trở thành ám ảnh thường trực trong thơ ông. Trên những bước đường ba mươi năm phiêu bạt nơi góc bể chân trời (Hải giác thiên nhai tam thập niên - Quỳnh Hải nguyên tiêu), Tố Như luôn hướng về cố hương với một tấm lòng nhớ thương đau đáu, ngậm ngùi. Quê nhà Hồng Lĩnh, quê vợ Thái Bình cùng những người thân trong gia đình bao giờ cũng được thi nhân thể hiện trong thơ mình bằng những tình cảm đẹp nhất. Trên bình diện phương thức nghệ thuật, hệ thống điển cố đã góp phần thể hiện điều này.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - MẪU HÌNH NGƯỜI ANH HÙNG MỚI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Bút danh Tư Hương)


1. 

Trước Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật người nông dân đã xuất hiện trong văn học trung đại ở nước ta. Nhưng phải đến Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, người nông dân trở thành nhân vật trung tâm của văn học. Không những thế, họ còn đi vào văn chương với tư thế trang trọng, đẹp đẽ chưa từng thấy bao giờ: Những tượng đài bất tử, những người anh hùng mới của thời đại.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

ÂM HƯỞNG DÂN GIAN TRONG "CHUYỆN BÀ H’BLA" CỦA HỒNG CHIẾN (Bút danh Tư Hương)


Là tài sản quý báu của nhân dân, văn học dân gian được xem là mạch nguồn của nền văn học mỗi dân tộc. Đó là kho tàng chất liệu, ý tưởng và cảm hứng vô tận để trên cơ sở đó, nhà văn thỏa sức sáng tạo, làm nên những tác phẩm giá trị. M. Gorki từng nói: “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi”. Thật vậy, dù vô tình hay hữu ý, tác giả văn học viết đều ít nhiều kế thừa, học hỏi từ mạch nguồn truyền thống của văn học dân gian. Trên thực tế, không ít đỉnh cao của văn học Việt Nam và nhân loại đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học dân gian.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

TRẺ MỤC ĐỒNG VỚI BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRONG "THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG" (Phạm Tuấn Vũ)



Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nổi tiếng được vua Trần Nhân Tông (tên thật Trần Khâm, 1258-1308) sáng tác trong dịp về thăm quê nhà tại phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định). Bằng nhãn quan tinh tường của một tâm hồn thanh tịnh, “nổi tiếng khoan hòa, nhân ái”, tác giả - “một nhà văn hóa lớn, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần” đồng thời cũng là một nhà sư, “vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử” (Ngữ văn 7) - đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp, đậm chất thiền môn về làng quê Bắc bộ ngày trước. 

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Tản văn CÀ REM MỘT THUỞ LENG KENG (Bút danh Tư Hương)



Trưa nay đi làm về, chợt nghe đầu hẻm những tiếng thân quen. Leng keng leng keng! Cà rem đây! Ai mua cà rem đây! Lâu rồi, chiều nay mới nghe lại những âm thanh quen thuộc ấy. Cũng lâu lắm rồi mới nghe lại hai tiếng “cà rem”. Tiếng leng keng gợi về bao nhiêu kỷ niệm. Nghe tuổi thơ theo thương nhớ bất chợt ùa về…

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Tản văn THƠM THẢO QUÀ QUÊ (Phạm Tuấn Vũ)



Có những món quà đắt tiền được gói trong những chiếc hộp sang trọng. Nhưng cũng có những món quà rất đỗi đơn sơ mà thơm thảo nghĩa tình. Còn gì ý nghĩa hơn một chiều về phòng, có người bạn đồng hương mang vào và đưa cho một giỏ quà quê của mẹ…

Tạp bút MÙA HÈ CỦA SINH VIÊN (Phạm Tuấn Vũ)



Khi những hàng phượng bên đường rợp đỏ, trong tán lá tiếng ve râm ran, khi những môn thi cuối cùng khép lại, một năm học nơi giảng đường hoàn thành cũng là lúc mùa hè đến với sinh viên. Khác với mùa hè của học sinh, hè của sinh viên ngắn hơn, “đa dạng” hơn và cũng nhiều cảm xúc hơn.

Tản văn BỮA CƠM CHIỀU (Phạm Tuấn Vũ)



Xa quê lâu ngày, nơi thành phố ồn ào trưa chiều “cơm bụi”, cũng lâu rồi không được ngồi bên mâm cơm gia đình. Còn gì ấm cúng hơn vào những ngày gió bấc lùa từng đợt ngoài phên, cả nhà ngồi bên mâm cơm chiều tự tay mẹ nấu…

Tạp bút ĐỪNG QUÊN MẤT THẦY CÔ (Bút danh Hương Lài)



Kỳ nghỉ tết Dương lịch vừa rồi, bạn bè thời cấp III chúng tôi có dịp họp lớp. Nói họp lớp thì hơi quá vì số có mặt cũng chỉ chưa đến 1/3 lớp. Thật ra thì đây đúng hơn là một buổi gặp mặt… ngẫu hứng. Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn hay gặp nhau như vậy. Hôm gặp mặt ấy thật vui, duy có một điều hơi buồn khiến tôi phải suy nghĩ mãi.

Tạp bút VỀ BẠC LIÊU ĂN BÁNH CANH TÔM NƯỚC DỪA (Bút danh Hương Vũ)



Mỗi lần đi công tác miền Tây, tôi đều cố ghé Bạc Liêu cho bằng được. Có lẽ vì từ lâu tôi đã yêu mến phong cảnh nơi đây hữu tình, vì những người bạn thân dưới này cứ đòi tôi ghé lại. Và còn một lý do nữa đó là những tô bánh canh tôm nước cốt dừa thơm nức cứ quyến luyến tôi với vùng đất phóng khoáng, ân tình.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Tạp bút CẦU TRE TUỔI THƠ (Bút danh Tư Hương)



Trước ngõ nhà tôi có con suối nhỏ. Bây giờ cha đã xây cầu bê tông nhưng ngày trước chỉ có cây cầu tre lắt lẻo bắt ngang hai bờ suối, nối liền ngõ nhà tôi với con đường làng. Nhiều năm tháng rồi, cây cầu tre năm nào giờ đây không còn nữa, nhưng kỷ niệm trong tôi về một thời bé dại bên chiếc cầu tre tuổi thơ vẫn còn in sâu trong lòng.

Tạp bút CÂY GẠO ĐẦU LÀNG (Bút danh Tư Hương)



Tháng ba. Trời cao và xanh thêm. Cây gạo đầu làng ra hoa. Những đóa hoa thắp lửa đỏ rực cả một góc trời nơi ngôi làng nho nhỏ của tôi. Cứ mỗi độ tháng ba về, cả một vùng trời tuổi thơ trong tôi lại rực đỏ ấm ngời những kỷ niệm thân thương của một thời đầu trần chân đất, trèo lên cây gạo hái hoa.

Tạp bút VƯỜN CHÈ CỦA NỘI (Phạm Tuấn Vũ)


Ngày nhỏ tôi nhớ hoài, ai xa về chơi nhà Nội cũng tấm tắc khen Nội có vườn chè rất đẹp. Nội tôi nghiện uống chè xanh nên sau vườn ông dành hết để trồng chè. Đất ở quê tôi không hợp với cây chè lắm nên có ít nhà trồng. Ông hay kể, ông phải lên tận mấy huyện miền núi để xin cây chè con về làm giống. Rồi qua bàn tay chăm bón kĩ càng của nội, cây chè quen dần với đất đồng bằng, vườn chè của ông cứ thế lớn lên, xanh những búp lá non, rợp mát cả khu vườn, mang về cho ông niềm vui đơn sơ những nụ cười hiền hậu.

Tản văn YÊU CON KÊNH QUÊ MÌNH (Tuấn Vũ)



Quê hương đẹp xinh trong lòng tất cả chúng ta. Tôi yêu quê mình. Yêu cánh đồng mênh mông ngút ngàn tầm mắt. Yêu con đường làng cát mịn nép dưới hàng tre bốn mùa rợp bóng mát. Yêu hàng cau trước ngõ tít tắp trong nắng mai… Và yêu hơn tất cả là những dòng kênh mang nước về đồng.

Tạp bút NGÀY EM VÀO ĐẠI HỌC (Bút danh Hương Lài)


Gần 10 năm rồi, em vẫn không quên những cảm xúc của ngày đỗ đại học. Và mỗi lần nghĩ về khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời, em lại nghĩ về cô. Tận sâu đáy lòng, em muốn gửi về cô một lời biết ơn. Cảm ơn cô đã cho em ngày hôm nay mà cách đây 10 năm em chẳng dám nghĩ tới.

Tạp bút NGƯỜI THẦY DẠY SỬ ĐẦU TIÊN (Bút danh Hương Lài)


Tôi sẽ kể về người thầy dạy môn Lịch sử đầu tiên của tôi, người cho tôi yêu lịch sử nước mình và có ảnh hưởng đến quyết định theo nghề dạy sử của tôi bây giờ. Đó là người sớm chiều ngoài ruộng, đôi tay chai sần, làn da ngăm đen vì mưa nắng. Người thầy đầu tiên ấy chẳng ai khác ngoài cha tôi.

Tạp bút ƠN CÔ NÉT CHỮ ĐẦU ĐỜI (Phạm Tuấn Vũ)



Ngày nhỏ tôi mắc bệnh nặng, chạy chữa hơn nửa năm mới khỏi. Vì để kịp tuổi nên tôi không học mẫu giáo mà xin vào lớp 1 luôn. Vậy là, tôi bắt đầu con đường đi học của mình bằng lớp 1 khi chưa biết cầm viết như thế nào…

Tản văn GIÓ TỪ TAY MẸ (Phạm Tuấn Vũ)


Người ta thường hỏi, gió đến từ đâu. Từ cánh đồng trước nhà, từ dòng sông trước ngõ, từ biển rộng tít tắp chân trời hay từ thảo nguyên xanh bát ngát, mỗi người hẳn ai cũng có cho mình một câu trả lời. Với riêng tôi, gió chẳng đến từ đâu khác ngoài đôi tay mẹ chai sần gầy guộc, chỉ là gió hiu hiu của một thời thơ dại thôi mà mát lòng cho đến trọn kiếp con người.

Tản văn NHỮNG LỐI TA VỀ (Phạm Tuấn Vũ)


Cuộc đời là những chuyến đi, người ta vẫn thường hướng về những con đường trước mắt, những dặm dài rong ruổi nước non. Ít khi nào ta chợt dừng lại, nghĩ về từng lối ta qua và những lối ta về. Chỉ những khi nào đôi chân thấm mệt, con đường xa ngái và đích đến còn ở cuối chân trời, ta quay về tìm một nơi yên ả giữa thân quen những lối nhỏ năm nào…

Tạp bút THĂM CÔ NGÀY 8/3 (Bút danh Hương Lài)



Mỗi năm, cứ đến ngày 8/3, tôi đều tranh thủ về thăm cô giáo đầu tiên của mình. Đó là người dạy tôi năm mẫu giáo mà bà con quê tôi quen gọi bà giáo làng.

Tạp bút 8/3 THƯƠNG MẸ (Bút danh Tư Hương)



Đâu phải đến ngày lễ tết người ta mới nhớ đến mẹ. Cứ đến ngày 8/3, tôi lại thấy thương mẹ nhiều hơn. Bởi có lẽ, so với nhiều người phụ nữ khác, mẹ thua thiệt hơn. Quá nửa đời người, mẹ chưa hề có ngày 8/3.

ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ, NGUỒN CẢM HỨNG BẤT TẬN CỦA THƠ CA CÁCH MẠNG (Bút danh Tư Hương)



Trong suốt tiến trình 30 năm vận động và phát triển, người lính Cụ Hồ luôn là đề tài phổ biến, nguồn cảm hứng anh hùng ca bất tận của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ cách mạng nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có việc khắc họa thành công nhiều hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tạp bút CUỐI NĂM HỌC (Bút danh Hương Vũ)


Tháng Năm về. Trên hè phố, trong sân trường, phượng hồng chớm nở những đóa tươi thắm đầu tiên. Trong những tán lá già râm mát, ve gọi bạn râm ran. Đó là thời điểm hè sang, cũng là lúc năm học bước vào những ngày nước rút.

Tạp bút GIÀN HOA THIÊN LÝ (Bút danh Tư Hương)


Ở quê tôi, hầu như nhà nào cũng trồng một giàn thiên lý trước sân hoặc đầu ngõ. Tuổi thơ tôi lớn lên trong bóng mát của những giàn thiên lý quê nhà mà cứ đến mùa là chúng lại nở những chùm hoa vàng biếc…

Tản văn CÁI RỖ TRE NGÀY ẤY (Bút danh Tư Hương)


Cuộc sống phát triển, ngày nay trong gian bếp của mỗi nhà, những chiếc rổ nhựa đẹp, bền, tiện dụng đã trở nên phổ biến. Cái rổ tre của một thời nghèo khó vì thế cũng lùi dần vào dĩ vãng. Thế nhưng, có một thời trong góc bếp của nhà tôi cũng như nhiều nhà khác ở các làng quê, chiếc rổ tre đã từng gắn bó thân thiết.

Tạp bút XA RỒI XE ĐẠP ƠI... (Bút danh Hương Vũ)


Kỳ thi THPT quốc gia đã kết thúc, cũng là lúc 12 năm quãng đời học sinh khép lại. Rồi sẽ có bao nhiêu thương nhớ mang theo, bao nhiêu kỷ niệm lùi dần vào quá khứ. Ghế đá, sân trường, bảng đen, lớp học xin gửi lại. Tà áo trắng bay bay một thời cắp sách cũng xin gói ghém giữ gìn trong ký ức yêu thương. Chiếc xe đạp của những ngày theo nhau đến lớp, theo từng vòng quay bánh xe ta đi qua mưa nắng cũng lăn dần vào lãng quên…

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

"CHÚT NGHĨA CŨ CÀNG" - SỰ TINH TẾ CỦA NGUYỄN DU (Phạm Tuấn Vũ)



Sau “nửa năm hương lửa đương nồng” sống hạnh phúc bên nàng Kiều, Từ Hải “thoắt đã động lòng bốn phương” bèn từ biệt vợ, “nói lời dứt áo ra đi” lập công danh sự nghiệp. Trong những ngày âm thầm lẻ bóng đợi Từ Hải quay về (Sân rêu chẳng thấy dấu giày/ Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân), Kiều nhớ quê nhà, nhớ cha mẹ (Đoái thương muôn dặm tử phần/ Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa/ Xót thay xuân cỗi huyên già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi) và nghĩ về người tình đầu Kim Trọng. Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về chàng Kim ngày xưa được Nguyễn Du khắc họa thành công qua hai câu thơ nổi tiếng:

Tản văn THƯƠNG CÁNH PHƯỢNG HỒNG (Bút danh Hương Lài)



Đã lâu rồi, bộn bề nhiều việc, vẫn mỗi ngày đi qua con đường rợp mát bóng phượng già mà hững hờ đến đỗi phượng đã đỏ rực lúc nào không hay. Chiều nay về sớm, đi chậm trên con đường thân quen, bỗng gặp một cô bé học trò với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, tà áo dài thướt tha và mái tóc dịu dàng bay bay trong gió. Một thoáng mê say. Rồi chợt nghe lòng thảng thốt. Mới đó đã cuối tháng Năm, thời gian lặng lẽ đi nhanh, một chiều giật mình ngoảnh lại, phượng thắm đã gọi hè sang, gọi về cả khung trời kỷ niệm của một thời cắp sách…

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

GIÁ TRỊ CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG BÀI THƠ "HẦU TRỜI" (Phạm Tuấn Vũ)



Các tác giả Văn học Việt Nam 1900-1945 (Nxb Giáo dục, H. 2009) đã nhận định: “Tản Đà là nhà thơ dân tộc. Vinh dự đó đến với ông không giống như với Phan Bội Châu bằng con đường yêu nước, viết văn thơ yêu nước và cách mạng, mà bằng con đường phát huy vốn sống dân tộc, trau dồi ngôn ngữ và phát triển thơ ca dân tộc” tr.12. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những đóng góp to lớn của Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu trên phương diện “trau dồi ngôn ngữ dân tộc” mà ông đã làm được cho văn học nước ta hồi đầu thế kỷ XX.

Tản văn NGOÀI VƯỜN TRÁI BƯỞI ĐUNG ĐƯA (Bút danh Tư Hương)



Với trẻ con bây giờ, trái bưởi, trái cam có lẽ không còn là niềm háo hức, ước mong như cái thời của những đứa trẻ 8X chúng tôi ngày trước. Ngày ấy, một thời làng quê nghèo khó, có gì sướng vui hơn khi nghe một làn hương thoang thoảng của buồng chuối vừa chín bói sau hè, có gì thú vị bằng một chiều kia ra vườn cùng mẹ, thấy trái bưởi đung đưa trên cành chuyển sang vàng. Trái bưởi ngày xưa gắn liền với tuổi thơ và bao nhiêu kỷ niệm…

Tạp bút XÔN XAO THÁNG CHẠP (Bút danh Hương Lài)



Người Việt mình ít ai gọi tháng cuối năm là tháng 12 âm lịch. Cũng như tháng đầu tiên của năm mới ta gọi là tháng Giêng, tháng cuối cùng của năm cũ, ta gọi bằng cái tên thân thương: tháng Chạp. Tháng Chạp đến mang theo bao yêu thương, háo hức, ngóng trông và cả những lo toan, tất bật cho năm hết tết đến.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tản văn DƯỚI GỐC ME GIÀ (Phạm Tuấn Vũ)



Sau vườn nhà tôi có một cây me già. Chẳng rõ khi nào, chỉ biết lúc tôi còn nhỏ cây me đã sừng sững rồi. Cha bảo, cô Út tôi thích me, nên ông tôi sang xóm bên xin về trồng. Bây giờ ông đã khuất, cô cũng lấy chồng xa, cha là con trưởng nên được giao cho vườn. Nhiều thứ dần thay đổi, khu vườn cũng khác xưa, chỉ có cây me là dường như không lớn nữa, một mình thâm trầm đếm bước thời gian, lưu giữ cho tôi cả một trời yêu thương kỷ niệm…

Tạp bút NGỌT THƠM VÚ SỮA SAU VƯỜN (Bút danh Hương Lài)



Mùa này vú sữa chín rộ. Chiều nay bạn ở quê mang mấy ký vú sữa mẹ gửi ra cho, cầm những quả tím tròn bóng mịn bỗng dưng nhớ mấy cây vú sữa mẹ trồng sau vườn ngày bé, nhớ tuổi thơ dại khờ bao lần làm mẹ khóc lặng thầm.

Ngày tôi còn nhỏ, sau vườn đã có mấy cây vú sữa cành lá sum sê. Vườn cây vú sữa ấy mẹ trồng. Mỗi lần tới mùa vú sữa chín, mẹ thường hái những quả ngon nhất cho tôi. Mỗi trưa khi tôi đi học về hay mỗi chiều chơi ngoài đồng chạy vào, thể nào cũng có mấy trái vú sữa chín nhất đặt ở bàn học để phần tôi. 

Tạp bút NHỚ VƯỜN ỔI TUỔI THƠ (Bút danh Tư Hương)



Cứ mỗi độ thu về, khi nắng đầu ngõ không còn gay gắt nữa và ngoài đường đâu đó đã có những chiếc lá vàng rơi, gió đưa hương ổi phả vào căn phòng thơm dìu dịu, tôi lại nhớ về cha, về vườn ổi tuổi thơ từng ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm êm đềm…

Tạp bút CHIỀU MƯA QUA PHỐ (Phạm Tuấn Vũ)



Có những chiều mưa giăng qua phố, chợt nghe ùa về bao kỷ niệm ngày xưa. Đó là một thời vừa bước chân ra khỏi lũy tre làng đến thành phố lạ, cơn mưa đầu tiên của đời sinh viên giữa thị thành ướt sũng, lặng lẽ bước về xóm trọ mà nghe lạnh vắng. Rồi qua những ngày mưa như thế, phố thân quen. Và cơn mưa không lạnh lùng mà nhiều lúc lại hóa yêu thương…

Tản văn BỮA CƠM CHIỀU (Phạm Tuấn Vũ)



Xa quê lâu ngày, nơi thành phố ồn ào trưa chiều “cơm bụi”, cũng lâu rồi không được ngồi bên mâm cơm gia đình. Còn gì ấm cúng hơn vào những ngày gió bấc lùa từng đợt ngoài phên, cả nhà ngồi bên mâm cơm chiều tự tay mẹ nấu…

Tạp bút VUI BUỒN THÁNG 7... (Phạm Tuấn Vũ)



Cuộc sống như cỗ máy thời gian, đã qua đi không bao giờ trở lại. Tháng 6 qua rồi, tháng 7 tới, người ta sẽ khác đi ít nhiều. Học trò thân yêu của tôi cũng sẽ lớn hơn một chút, cùng mùa hè với những niềm vui đong đầy, cũng có đôi khi là vài nỗi buồn bâng quơ chợt đến. Tôi muốn dành những dòng này riêng cho những học trò vừa kết thúc chương trình THPT, trong đó có các em lớp 12A1 mà tôi chủ nhiệm.

Tạp bút LƯU BÚT NGÀY XANH (Phạm Tuấn Vũ)



Chiều nay lúc tan trường, đang chuẩn bị ra về thì một cô học trò chạy đến cất giọng nói trong veo: “Thầy ơi, viết cho em mấy dòng nhé”. Tôi nhìn cuốn sổ lưu bút xinh xinh của cô học trò ấy mà thấy lòng vui vui. Chợt nhớ về một thuở mình còn cắp sách đến trường, ba năm cuối cấp đều làm ba cuốn lưu bút mà đến bây giờ vẫn còn giữ.

Tạp bút NHỚ THƯƠNG VƯỜN CŨ (Phạm Tuấn Vũ)


Khu vườn của ngày xưa, sao mà không thương, không nhớ. Đó là vườn của thuở bé thơ, của những ngày tháng yên bình, của khung trời mộng mơ cổ tích…

Khép lại đôi mi, nghĩ về vườn cũ, nghe thương nhớ gọi về. Thương làm sao những sáng mai dụi mắt thức dậy, nghe ngoài vườn tiếng chim hót líu lo. Những tia nắng hồng ngoài vườn xuyên qua khung cửa sổ, ngày mới gọi reo vui yên bình. 

Tản văn TRONG TIẾNG RU HỜI... (Phạm Tuấn Vũ)



Ai lớn lên chẳng từng đi qua những năm tháng đầu đời yên bình trong cánh võng đong đưa có tiếng mẹ ru à ơi mỗi chiều mỗi sớm. “Ầu ơ… Con ơi con ngủ cho ngoan…”. Lời ru của mẹ đưa ta vào giấc ngủ say, qua ngày tháng ta lớn nên người…