Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

"BẤT CẬP" LÀ GÌ?


“Bất cập” là từ khá quen thuộc trong tiếng Việt hiện nay, nhất là trong ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp từ này bị dùng sai vì người viết/nói không nắm rõ nghĩa của nó.

Trong thói quen dùng từ nhiều người, “bất cập” có nghĩa là “không phù hợp, còn hạn chế, còn tồn đọng”. Cách hiểu này được dùng rất phổ biến, ngay cả trong ngôn ngữ báo chí. Chẳng hạn, báo TN ngày 2.12.2018 có bài “Bất cập trong hỗ trợ cô dâu Việt ở Hàn Quốc”; báo TT ngày 18.9.2018 có bài “Giao thông ở VN còn nhiều thách thức, bất cập”.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA DIÊM ĐIỀN



(Baoquangngai.vn)- Diêm Điền tự là một trong ngũ đại danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn và chùa Hoa Nghiêm (TP.Quảng Ngãi). Đây là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.

DƯỚI BÓNG LŨY TRE LÀNG




Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

"LẠM DỤNG" LÀ GÌ?


Đây là từ khá quen thuộc trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp, nhất là trong báo chí, nó bị dùng sai một cách… hồn nhiên.

Lạm dụng là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ lạm thuộc bộ thủy (liên quan tới nước), nghĩa gốc là “nước tràn ngập”, sau phái sinh nghĩa “quá mức” (như trong lạm thu, lạm quyền, lạm phát); chữ dụng (chữ cũng là bộ) có nghĩa là “dùng”. Lạm dụng có thể hiểu là “dùng quá mức”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa lạm dụng là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.538).

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

NHÂN NOEL NÓI CHUYỆN "GIÁNG SINH"


Một mùa Giáng sinh nữa đang về. Chúng ta có thể cảm nhận rõ không khí Giáng sinh rộn ràng trên nhiều con phố. “Giáng sinh” là gì? Đây là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ giáng (bộ phụ), ngược với thăng, có nghĩa là “sa xuống, rơi xuống, gieo xuống”, như trong giáng trần, giáng chức… Còn chữ sinh (chữ cũng là bộ) được Việt hóa hoàn toàn, là từ quen thuộc được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, có nghĩa là “đẻ ra, làm ra, sống, sự sống”, như trong sinh con, phát sinh, sinh vật…

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

VIẾNG ĐỀN THỜ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI Ở QUẢNG NGÃI


Nằm trên đường dẫn xuống biển Mỹ Khê, cách Khu di tích cấp quốc gia Chứng tích cuộc thảm sát Sơn Mỹ khoảng 800 m, đền thờ Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là đền thờ Trương Định thứ hai, sau đền thờ ông tại thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xây năm 1972. Đền thờ tọa lạc ở xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, quê hương của người anh hùng dân tộc Trương Định.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

CỔ VŨ, CỔ ĐỘNG VÀ CỔ ĐỘNG VIÊN


Chúng ta đang ở trong những ngày tuyệt vời của bóng đá Việt Nam khi đội tuyển quốc gia giành tấm vé vào chung kết giải AFF Suzuki Cup 2018 với chuỗi 6 trận bất bại liên tiếp. Làm nên không khí tuyệt vời này, có một phần không nhỏ của sự cổ vũ nồng nhiệt đến từ phía các cổ động viên.

Trong thể thao, “cổ vũ”, “cổ động” và “cổ động viên” là những khái niệm rất quen thuộc. Trong chuyên mục “Chữ & Nghĩa” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn gốc của những từ này.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

"MÙA MƯA" VÀ "MÙA ĐÔNG"


Chúng ta đang ở trong những ngày của mùa mà có nơi gọi là “mùa đông”, có nơi lại gọi là “mùa mưa”? Với nhiều người, “mùa mưa” và “mùa đông” là một.

Ở nước ta, mùa đông và mùa mưa chỉ trùng hợp về một phần thời gian diễn ra và một số đặc trưng khí hậu. Chứ thật ra, “mùa đông” hoàn toàn khác “mùa mưa”.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

"ĂN MÀY" LÀ AI?


Ca dao có câu: “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”. Hẳn ai cũng biết ăn mày là ai nhưng tại sao những người đó được gọi là “ăn mày” thì không phải ai cũng rõ.

Trong tiếng Việt, “ăn mày” còn có một từ đồng nghĩa là “ăn xin”. Tuy nhiên, đây không phải là hai tổ hợp tương đương. Bởi vì hai yếu tố “mày” và “xin” không chỉ khác về ngữ nghĩa mà còn khác cả chức năng ngữ pháp. Trong tổ hợp “ăn mày”, “mày” không phải là cách thức để có cái ăn như “xin” mà chính là đối tượng để ăn. Vậy, “mày” là gì mà người ta có thể ăn được và nó liên quan gì đến chuyện “ăn xin”?

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA DIÊM DIỀN


Cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (huyện Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn (huyện Sơn Tịnh) và chùa Hoa Nghiêm (TP. Quảng Ngãi), Diêm Điền tự là một trong "ngũ đại danh tự" của tỉnh Quảng Ngãi, một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.

Chùa Diêm Điền tọa lạc ở thôn Diêm Điền (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi). Chùa nằm trong một khuôn viên nhỏ, nép dưới những tán cây cổ thụ, khuất bóng sau những hàng tre, bốn bên ruộng đồng bao bọc…Tổng diện tích chánh điện của chùa chỉ vỏn vẹn 20 m2 nhưng vẫn giữ được nét thâm nghiêm, cổ kính. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của chùa Việt. Cổng chùa nép dưới bóng cây đa.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

"LÃNG MẠN" KHÔNG PHẢI LÀ "SÓNG VỖ MẠN THUYỀN"


“Lãng mạn” là một từ quen thuộc trong tiếng Việt, như trong cách nói “anh ấy là người lãng mạn”, “tình yêu của họ rất lãng mạn”, “chủ nghĩa lãng mạn trong văn học”… Vậy, “lãng mạn” là gì? Nhiều người tin và người viết bài này từng nghe một số người giải thích, rằng: “lãng” nghĩa là “sóng”, “mạn” ở đây là “mạn thuyền”, “lãng mạn” là “sóng vỗ vào mạn thuyền”, vì đặc trưng của “lãng mạn” là cảm xúc dạt dào, cũng như sóng vỗ vào mạn thuyền dập dồi không ngớt. Lại có người cho rằng, “lãng mạn” là “con thuyền trôi trên sóng, cứ lãng đãng, bồng bềnh, vô định; hàm nghĩa chỉ tính chất xa rời thực tế”. Những cách giải thích như thế này lại khá phổ biến, nhất là trên mạng xã hội.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

THĂM NHÀ THỜ BÁC HỒ Ở PHÚ YÊN


Ở tỉnh Phú Yên, có một địa chỉ mà mọi người thường tìm về trong những ngày lễ lớn của dân tộc, đó là Nhà thờ Bác Hồ, Di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử hết sức đặc biệt.

Nhà thờ Bác Hồ hiện nay tọa lạc ở thôn Bình Hòa, xã Sơn Định, thuộc cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 32 km về hướng tây. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây (cùng với hai xã Sơn Long, Sơn Xuân) là căn cứ cách mạng của quân và dân Phú Yên.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

"GIANG HỒ" LÀ AI?


“Giang hồ” là một từ được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt, nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí. Chẳng hạn, báo Bình Định điện tử ngày 2.5.2015, ở bài “Bắt 2 nhóm côn đồ”, có sử dụng từ này, trong đoạn: “Chỉ vì muốn khẳng định “số má” trong giới giang hồ...”. Vậy, “giang hồ” có nghĩa là gì?

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "CHỦ NHẬT" ?


Trong bảy ngày của tuần, ngày cuối cùng lại có tên gọi riêng, không nằm trong hệ thống thứ + n như tên của sáu ngày trước đó. Về ý nghĩa của tên gọi “chủ nhật”, không phải ai cũng rõ. Vậy, từ đâu mà có “chủ nhật” và ý nghĩa của nó là gì?

Trước hết, về nguồn gốc ngôn ngữ, “chủ nhật” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “nhật” (chữ cũng là bộ), có nghĩa là “mặt trời” (như trong từ nhật nguyệt, nhật thực) và “ngày” (như trong sinh nhật). 

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

"BỒNG LAI" LÀ CHỐN NÀO?


Đọc các tác phẩm văn chương, ta thường gặp ngữ liệu “Bồng Lai” cùng những biến thể của nó như “non Bồng”, “núi Bồng”, “Bồng đảo”. Đây là những điển cố có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa được người Việt tiếp biến và sử dụng một cách đầy sáng tạo.

Theo sách Sơn hải kinh, ở phía đông vịnh Bột Hải, có 5 hòn đảo. Ba trong số đó là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu, gọi chung là Bồng Lai tam đảo. Tương truyền, nơi đây rất đẹp và có tiên ở. Từ đó, tên gọi “Bồng Lai” được dùng để chỉ cõi tiên (tiên cảnh). Cho nên, người ta có tổ hợp “bồng lai tiên cảnh” dùng như một thành ngữ.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI VỢ TRONG "TRUYỆN KIỀU"


1. Truyện Kiều được xem là tập đại thành của văn học Việt Nam thời trung đại. Điều này có cơ sở của nó. Bởi hầu như các phương diện của đời sống được phản ánh trong văn học trung đại nước ta đều có mặt trong tác phẩm vĩ đại này. Hình ảnh những người vợ cùng các mối quan hệ hôn nhân – gia đình – xã hội được thể hiện sinh động, chân thực trong kiệt tác là minh chứng cho nhận định trên.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

VỀ THĂM THỦ THIỆN THÁP XƯA


Về vùng đất Tây Sơn (tỉnh Bình Định) địa linh nhân kiệt - nơi phát tích của vương triều Tây Sơn lừng lẫy, du khách sẽ được thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Đây cũng là địa phương còn lưu lại nhiều dấu ấn của nền văn hóa Chămpa rực rỡ một thời mà cụm tháp Dương Long, tháp Thủ Thiện là những công trình tuyệt đẹp còn lại đến ngày nay…

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

VÌ SAO GỌI "KIM CHỈ NAM"


Có lẽ không ít người từng băn khoăn rằng, vì sao có “kim chỉ nam” mà không có “kim chỉ bắc”(hay “chỉ đông”, “chỉ tây”). Bởi, đã có “chỉ nam” thì ắt sẽ có tiền giả định “chỉ bắc”. Hơn nữa, do đặc thù về cấu tạo và nguyên lí hoạt động, cây kim của la bàn luôn chỉ về hướng Bắc mà thôi. Vậy từ đâu có tổ hợp này?

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

"GÀ TỘC" LÀ GÀ GÌ?



Trong thói quen ngôn ngữ của nhiều người, để gọi một số sản phẩm của người dân tộc thiểu số làm ra, người ta thường dùng cách gọi tên sản phẩm + tộc, chẳng hạn: gà tộc, heo tộc, chuối tộc… Chúng ta nghĩ gì về cách gọi này?

Trước hết, đây là cách dùng từ sai về mặt logic. Với cách dùng trên, người ta mặc định “gà tộc” (cũng như heo tộc, chuối tộc) là “gà của đồng bào dân tộc thiểu số”. 

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

TỪ ĐÂU MÀ CÓ CÁCH VIẾT TẮT "K"


Hiện nay, trong ngôn ngữ thường ngày, nhất là ngôn ngữ mạng, ký tự “k” (hoặc “K”) với trị giá bằng 1.000 được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn như các cách dùng: “đôi giày này giá 200 k” (tức 200 ngàn đồng), “nó sinh năm 2k3” (tức năm 2003).

Nhiều người cho rằng, đây là một dạng “sản phẩm” mới xuất hiện gần đây của ngôn ngữ mạng vì trong thực tế, cách dùng này chủ yếu dùng trên mạng xã hội.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

MƯA VỀ LẠI NHỚ CÁ ĐỒNG


(Baoquangngai.vn)- Những cơn mưa đầu mùa đến đi không hẹn trước. Vậy là một mùa mưa nữa lại về. Đêm nghe mưa nằm nhớ quê nhà Quảng Ngãi, nhớ dòng sông Vệ mùa này nước đục đôi bờ, nhớ làng Hành Thiện những ngày mưa lặng lẽ… Và nhớ những đêm mưa theo cha đi bắt cá đồng. 

VỀ QUẢNG NGÃI NHỚ THƯỞNG THỨC MÍT HÔNG


(Báo Quảng Ngãi)- Người Quảng Ngãi có nhiều món ăn rất độc đáo. Một trong những món đó là món mít hông nổi tiếng mà khi về xứ Quảng, nhiều du khách đã tìm bằng được để thử một lần thưởng thức.

Mít hông là món ăn dân dã, nhưng từ lâu đã trở thành đặc sản của người dân miền núi xứ Quảng. Món ăn này độc đáo trước hết ở cách chế biến.
 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

VỀ ĐỊA DANH "DIÊU TRÌ"


“Diêu Trì” là một địa danh quen thuộc với không chỉ người Bình Định mà còn với người ở nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, về ý nghĩa của địa danh này, không phải ai cũng rõ.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tên gọi “Diêu Trì” là biến thể của “Dao Trì”. Chúng tôi cũng thống nhất với nhận định trên dựa vào hai cơ sở sau:

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

MỘT HỒN THƠ ĐẰM SÂU SUY TƯỞNG


Cơn mưa mạ vàng (Tuyển thơ 1970 - 2017) là tập thơ thứ 6 của Tiến sĩ Nhà thơ Phạm Quốc Ca, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn, Trường ĐH Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng. Nxb Hội Nhà văn ấn hành giữa năm 2018.

Là người lính trưởng thành trong khói lửa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thơ Phạm Quốc Ca mang đậm cảm hứng sử thi với những bài viết về đề tài chiến tranh. Để ba lô xuống, ông lại đến với giảng đường đại học và thơ ông không ngừng mở rộng về thể tài, vươn đến những vấn đề quan tâm đậm chất nhân văn mà ở thời đại nào con người cũng nhiều trăn trở, suy tư. 

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

VỀ TUY HÒA VÃN CẢNH CHÙA BẢO TỊNH


Đến thăm thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua là chùa Bảo Tịnh. Đây được xem là một trong những ngôi chùa lâu đời và lớn nhất tỉnh Phú Yên.

Chùa Bảo Tịnh còn có tên gọi khác là chùa Cát. Hiện nay, chùa tọa lạc ở số 174 đường Phan Đình Phùng, trung tâm thành phố Tuy Hòa. Chùa do Tổ sư Liễu Quán sáng lập vào cuối thế kỷ 17, sớm hơn cả chùa Thiền Tôn ở Huế, nơi xuất phát thiền phái Liễu Quán.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

"TỰ ĐIỂN" VÀ "TỪ ĐIỂN"


Không ít người cho rằng “từ điển” và “tự điển” là một, đồng nghĩa. Nguyên nhân là bởi hai từ này có âm đọc rất gần nhau. Hơn nữa hai yếu tố “từ” và “tự” của chúng cũng có quan hệ gần gũi về nghĩa. Thật ra, “từ điển” và “tự điển” là hai từ hoàn toàn khác nhau. Vấn đề nằm ở hai yếu tố “từ” và “tự”.

Đây là hai yếu tố Việt gốc Hán khác nhau hoàn toàn (chứ không phải “từ” là dạng Việt hóa của “tự” như nhiều người lầm tưởng). “Tự” có tự dạng gồm chữ miên ở trên và bộ tử ở dưới, có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa“chữ, chữ viết”. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích: “Bắt chước hình trạng của từng loài mà đặt gọi làvăn, hình tiếng cùng hợp lại với nhau gọi là tự”. Cho nên mới có “văn tự” nghĩa là “chữ viết” nói chung, “thuyết văn giải tự” là nói về văn để giải thích các tự, “tự dạng” là hình dáng của chữ. 

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

PHẠM QUỐC CA VÀ NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG


LTS: Tập tiểu luận “Thơ và mấy vấn đề văn học” (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016) của tiến sĩ - nhà thơ Phạm Quốc Ca (nguyên Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng khóa V) vừa được Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao tặng thưởng loại C (2016-2017). Báo Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu cuốn sách này qua bài viết của tác giả Tư Hương. 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

THĂM NƠI BÁC HỒ GẶP PHỤ THÂN LẦN CUỐI


Về miền đất võ Bình Định, du khách đừng quên đến thăm Di tích huyện đường Bình Khê. Đây là nơi thân phụ Bác Hồ từng làm quan tri huyện, cũng là nơi Bác Hồ gặp phụ thân lần cuối.

Bình Định là một trong bốn địa phương trên cả nước (cùng với Nghệ An, Huế và Đồng Tháp) là nơi ghi những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc, được xây dựng nhà lưu niệm. Đây cũng là nơi chứng kiến cuộc chia tay lịch sử của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành và thân phụ của mình.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

MỖI SỐ LỖI HỎI / NGÃ THƯỜNG GẶP


Hiện nay, vào các trang mạng xã hội (như facebook, zalo, youtube…), khi đọc các bài viết, bình luận (nhất là của các bạn trẻ), ta sẽ gặp rất nhiều trường hợp viết sai. Chưa bàn đến chuyện “ngôn ngữ mạng” hay “ngôn ngữ teen”, chỉ riêng số lượng những trường hợp viết sai chính tả (mà dám chắc hầu hết các “tác giả” của những trường hợp ấy không ý thức được mình viết sai) cũng đủ khiến người ta giật mình. Trong đó, viết sai thanh hỏi/ngã là một trong những dạng phổ biến nhất. Có thể nêu ra một số trường hợp tiêu biểu như:

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

THƠ THIẾU NHI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TRUNG THU


Trong dòng thơ thiếu nhi Việt Nam, thơ viết về đề tài Tết Trung thu chỉ giữ một vị trí khá khiêm tốn. Số lượng tác phẩm còn ít và thành tựu nghệ thuật chưa nhiều. Tuy vậy, thơ thiếu nhi viết về Trung thu vẫn có những bài hay, được nhiều thế hệ độc giả, nhất là những bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.

1. 
Người viết thơ Trung thu hay và sớm nhất cho thiếu nhi có lẽ là Bác Hồ. Sinh thời, mỗi dịp Tết Trung thu về, Bác thường viết thư gởi cho thiếu niên, nhi đồng cả nước. 

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

VỀ MỘT HÌNH VỊ "VĨNH"


Trong tiếng Việt, ta thường gặp một số từ có chung hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ) “vĩnh” như: vĩnh biệt, vĩnh cửu, vĩnh hằng, vĩnh viễn... Chúng đều là những từ Việt gốc Hán. Và dĩ nhiên, hình vị “vĩnh” tham gia cấu tạo nên những từ này cũng một hình vị gốc Hán.

Có một điều thú vị là trong tiếng Hán, chỉ có một chữ mà âm Hán Việt hiện nay là “vĩnh”. Chữ này thuộc bộ thủy, có nghĩa là “lâu dài, mãi mãi”. 

MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG ĐỊA DANH


Một nét độc đáo trong đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính ở Bình Định chính là tính chất “họ hàng” của các địa danh khác cấp bậc. Đó là hiện tượng một trong hai yếu tố cấu thành địa danh cấp huyện/thị xã/thành phố trở thành “họ chung” cho hầu hết địa danh cấp xã/ phường/ thị trấn trực thuộc. Chẳng hạn:

- Yếu tố “hoài” trong địa danh huyện Hoài Nhơn chính là “họ chung” của 13/15 xã trực thuộc huyện này, như: Hoài Thanh, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Hảo...

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

ĐẬM ĐÀ CANH CÁ LÁ GIANG


(Baoquangngai.vn)- Mỗi lần về Sơn Tịnh thăm quê, tôi đều được mẹ nấu cho những món ăn mà mình thích. Dĩ nhiên, đó chỉ là đĩa rau lang luộc chấm mắm cơm, trái cà tím nướng dầm nước mắm hay bát canh cá nấu lá giang… Chỉ là những món ăn dân dã thôi mà đậm đà hương vị quê hương và ngọt ngon như yêu thương của mẹ…

Miền quê Sơn Tịnh của tôi cây lá giang mọc khá nhiều. Chỉ cần ra triền đồi, bìa rừng một lúc là đã có thể hái được một nồi canh. Tôi thích canh lá giang có lẽ vì ở quê lá giang dễ tìm, dễ nấu. Mà cũng bởi canh lá giang mẹ tôi nấu rất ngon…

"MÚA LÂN" KHÔNG CHỈ CÓ MÚA LÂN


Múa lân là bộ môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc Trung Hoa. Nó du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và dần trở nên phổ biến. Ở nước ta, múa lân xuất hiện trong nhiều dịp lễ hội, trong các lễ khai trương, khánh thành… nhưng nhiều nhất vẫn là tết Trung thu.

Như đã biết, “múa lân” là dạng rút gọn của cụm từ “múa kỳ lân”. Tuy nhiên, trong tâm thức và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt, “múa lân” còn mang nghĩa khái quát chỉ chung cho cả múa kỳ lân, múa sư tử và múa rồng (thường được gọi tắt là “múa lân sư rồng”). Trên thực tế thì nét nghĩa khái quát này lại được sử dụng phổ biến hơn cả. Vậy, từ đâu mà có hiện tượng độc đáo này?

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

"THU" VÀ "MÙA THU"


Trong tiếng Việt, có 3 từ “thu”. Đó là: 1. Tên một loại cá, tức cá thu; 2. Tên một trong bốn mùa, nằm giữa mùa hạ và mùa đông, tức mùa thu; 3. Nhận về, gom lại. Nhân đang trong những ngày mùa thu, ta thử bàn về một số từ có yếu tố “thu” trong tiếng Việt.

Từ “thu” thứ 3 như trên đã dẫn là một từ Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, từ này thuộc bộ phộc, có những nét nghĩa như: nhận lấy, rút về, gom lại, co lại, xếp lại, gặt hái mùa màng, kết thúc… 

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

"RÊU PHONG" LÀ GÌ?



Một số người cho rằng, cũng như gà qué, tre pheo, chợ búa, “rêu phong” là từ mang nghĩa khái quát về các loài rêu, trong đó “phong” có thể trước đây mang nghĩa liên quan đến rêu nhưng hiện nay, nét nghĩa này đã mờ hoặc mất nghĩa. Có phải như vậy không?

Thắc mắc về điều này, chúng tôi tra lại Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản, Hà Nội, 1992] và một số từ điển tiếng Việt khác thì không thấy mục từ nào là “rêu phong” cả. Do đó, có thể suy đoán, “rêu phong” không phải là từ mà là một cụm từ.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

VÃN CẢNH TU VIỆN NGUYÊN THIỀU


Về xứ võ Bình Định, một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua là tu viện Nguyên Thiều. Đây được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định.

Tu viện Nguyên Thiều tọa lạc tại thôn Đại Lễ (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), dưới chân cụm tháp Bánh Ít, cách Quốc lộ 1A khoảng 1 km về hướng đông. 

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM


I. Mở đầu

Trong tiến trình vận động và phát triển của mình, văn học Việt Nam đã vay mượn, chuyển dịch, tự tạo nhiều điển cố để sử dụng. Ở mỗi chặng đường phát triển của văn học Việt Nam, lịch sử vận dụng điển cố lại có những thay đổi nhất định, phản ánh phần nào những bước đi lớn của văn học dân tộc. Ở một phương diện nào đó, có thể xem, lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử sử dụng điển cố, một phương tiện tu từ đặc biệt được sử dụng trong suốt tiến trình văn học nước ta.

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "TRI ÂM"?


Nói lên tâm trạng cô độc của Thúy Kiều, câu thứ 1096 trong Truyện Kiều dùng từ “tri âm” (Ai tri âm đó, mặn mà với ai?). Trong đời sống hiện đại, “tri âm” cũng được sử dụng khá phổ biến với nghĩa “người bạn thấu hiểu được lòng mình” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.1015).

Vậy, từ đâu mà “tri âm” được hiểu là “người bạn thấu hiểu được lòng mình”, trong khi từ này chỉ có nghĩa là “biết tiếng” (tri: biết; âm: tiếng)? Đó là chưa kể, “tri âm” và “người bạn” còn khác nhau về từ loại (động từ và danh từ).

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

"QUỐC KHÁNH" LÀ GÌ?


Chúng ta vừa trải qua những ngày nghỉ lễ Quốc khánh. Có ngày này là bởi vào ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Ðình (Hà Nội) thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Từ đó, ngày 2.9 hàng năm trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

Vì sự kiện trên, và thực tiễn nguồn gốc của ngày quốc khánh ở nhiều nước (cũng giống như Việt Nam), không ít người nhầm “quốc khánh” là “ngày nước được thành lập”, hay “ngày khai sinh ra nước”, “ngày nước ra đời”...

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

PHÂN BIỆT "CHUYỀN" VÀ "TRUYỀN"


Trong ngôn ngữ hằng ngày, nhiều người không phân biệt được “chuyền” và “truyền” nên dẫn đến sử dụng nhầm lẫn hai từ này; chẳng hạn: truyền bóng, chuyền máu, chuyền dịch… Nguyên nhân chủ yếu là bởi hai từ này có âm đọc gần nhau. Hơn nữa, ý nghĩa của chúng cũng không có sự tách bạch rõ ràng.

Có điều này là bởi, xét về từ nguyên, “chuyền” có nguồn gốc từ chính “truyền”. Trong tiếng Hán, “truyền” (bộ nhân) có nghĩa là “từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại đời sau, lan ra xa”. Khi vào tiếng Việt, một mặt nó được Việt hóa hoàn toàn với âm đọc và ý nghĩa là “truyền” như chúng ta dùng hiện nay; mặt khác, nó bị biến thể thành “chuyền”. 

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

MUA TÍM NGÀY XƯA...


Chiều nay về thăm quê, gặp lại bên đường làng những đóa hoa mua tím, chợt nghe thương nhớ gọi về cả một trời kỷ niệm tuổi thơ…

Ở quê tôi, mỗi khi hè về, lại có những loài hoa nở dịu dàng sắc tím thân thương. Hoa bằng lăng vương đầy đầu ngõ. Hoa bìm bìm leo kín bờ rào. Hoa sim tím cả triền đồi. Và hoa mua nở tràn theo khắp đường quê, bờ ruộng…

THĂM DI TÍCH TRẤN QUỐC CÔNG BÙI TÁ HÁN


Khu di tích Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán là một trong các di tích cấp quốc gia nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi.

Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán là người có công trạng to lớn đối với vùng đất Quảng Ngãi nên các sử gia triều Nguyễn ca ngợi ông là danh nhân đất Quảng Ngãi. Sử gia Nguyễn Tấn trong bộ “Phủ man tạp lục” đã đặt Bùi Tá Hán ở vị trí đầu tiên trong các nhân vật góp công lớn vào ổn định vùng đất phía Tây các tỉnh từ Quảng Nam vào Bình Định.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

NGUỒN GỐC CỦA TỪ "VU LAN"



Hầu như ai cũng biết rằm tháng Bảy hằng năm là lễ Vu lan (còn được gọi là lễ báo hiếu hay gọi gộp là lễ Vu lan báo hiếu); từ chỗ là một trong những ngày lễ quan trọng của đạo Phật, nay ngày lễ này trở thành một sự kiện chung của toàn xã hội với mục đích khuyến khích, cổ vũ việc yêu thương, thờ kính cha mẹ. Tuy nhiên, từ “Vu lan” có nghĩa là gì và bắt nguồn từ đâu không phải ai cũng rõ.