Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

"THÔN ĐOÀI" LÀ THÔN NÀO?


Trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính có hai địa danh được nhắc đến là “thôn Đoài” và “thôn Đông” (Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?). Ngoài câu thơ của Nguyễn Bính, ta còn gặp điều này trong nhiều câu ca dao, thành ngữ khác, như: Làm trai cho đáng lên trai/ Xuống Đông, Đông tĩnh; lên đoài, đoài tan (an/yên). Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “thôn Đoài” là thôn nào?

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

"THỊ HIẾU" LÀ GÌ?


Đây là từ quen thuộc trong tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều người không rõ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên nó, do đó cho rằng thị hiếu là “cái nhìn mang sự yêu thích”.

Thật ra, thị hiếu chẳng liên quan gì đến “cái nhìn” cả. Cách hiểu trên là bởi sự ảnh hưởng của hình vị thị. Trong tiếng Việt, có nhiều hình vị thị gốc Hán; trong đó, thị với nghĩa “nhìn” (bộ kỳ) phổ biến hơn cả. Sự “nhiễu nghĩa” của thị này dẫn đến cách hiểu “cái nhìn” là điều dễ hiểu.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

VỀ XỨ QUẢNG THƯỞNG THỨC CANH DÂU TẰM


Ở Quảng Nam, đặc biệt là dọc hai bờ sông Thu Bồn, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển từ rất sớm. Cây dâu tằm vì thế cũng để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa của người xứ Quảng. Một trong những dấu ấn ấy là món canh dâu tằm bình dị mà bao đời nay nhiều người vẫn yêu thích.

Nấu món canh dâu tằm khá dễ. Nguyên liệu chính là lá dâu tằm. Lá để nấu canh phải là những đọt non, không bị sâu phá. Khi hái về, lá được vò sơ qua để khi chín sẽ mềm, bùi hơn và tăng thêm hương vị, sau đó mang rửa sạch rồi thái vừa ăn. Lá dâu tằm có thể nấu với thịt bò, thịt heo hoặc tôm, tép sông sẽ ngọt nước và đậm vị. Hoặc đơn giản chỉ nấu canh không với một ít dầu ăn, hạt nêm, mì chính vẫn có một bát canh dâu tằm ngọt mát.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

"BA", "ĐÀO" VÀ "LÃNG"


Tương đương với sóng trong tiếng Việt, tiếng Hán có ba, đào, lãng. Cả ba đều thuộc bộ thủy (liên quan đến nước). Trong đó, ba có nghĩa là “sóng nhỏ”, đào là “sóng lớn, sóng cả” còn lãng là “sóng” nói chung.

Cả ba đều vào tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng không tồn tại độc lập vì không đủ sức để thay thế từ sóng mà chỉ tham gia tạo từ trong một số tổ hợp như: ba đào (sóng to nói chung, chuyển nghĩa chỉ cảnh đời chìm nổi, gian truân), bôn ba (chạy vạy vất vả, bắt nguồn từ nghĩa gốc là “sóng nước chảy xiết”), phong ba (sóng gió), lãng du,lãng mạn, lãng tử, phóng lãng, phiêu lãng (đều mang nghĩa gốc là phóng túng, nay đây mai đó ví như sóng nước không cố định một nơi nào cả).

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

"CHÂU VỀ HỢP PHỐ"


Đây là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt. Trên báo chí, thành ngữ này cũng thường được sử dụng. Thành ngữ này bắt nguồn từ đâu và có nghĩa là gì? 

“Châu về Hợp Phố” vốn là một điển cố gốc Hán, bắt nguồn từ câu “châu hoàn Hợp Phố” hoặc “Hợp Phố châu hoàn” (hoàn: trở về). Điển cố này gắn với địa danh Hợp Phố, một quận xưa của đất Giao Châu, là nơi sản xuất ngọc trai nổi tiếng (châu: ngọc trai, còn gọi là trân châu, về sau chỉ ngọc nói chung). Theo sách Hậu Hán thư, thời Hậu Hán, có tên quan thái thú tham ác ép dân phải đi lấy ngọc châu rất ngặt, vì thế, châu bỏ đi nơi khác hết. Mạnh Thường lên thay, ông bãi bỏ các quy định hà khắc của tên thái thú cũ, cho dân chúng tự do khai thác, sản xuất, chế tác châu. Nhờ đó, châu lại trở về quê nhà Hợp Phố.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

"THẦY" LÀ AI?


Trong tiếng Việt, hiếm có từ nào có thể chỉ nhiều đối tượng người như từ thầy. Trong trường học có thầy đồ, thầy giáo. Trong nhà thờ có thầy cả, thầy dòng, thầy truyền đạo. Trong nhà chùa có thầy chùa, thầy tu, sư thầy. Trong nghề chữa bệnh cứu người có thầy lang, thầy thuốc. Trong nghề bói toán, cúng bái có thầy bói, thầy địa, thầy mo,thầy pháp, thầy số, thầy tướng. 

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

VỀ BÌNH ĐỊNH VÃN CẢNH CHÙA BÀ


Về Bình Định, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến vãn cảnh, chiêm bái chùa Bà - Nước Mặn, một trong những ngôi danh tự lâu đời và linh thiêng của xứ võ. Đây là di tích gắn với cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời, là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần đặc biệt của người dân địa phương.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

THĂM DI TÍCH QUỐC GIA CHIẾN THẮNG ĐỒI 10


Đồi 10 (ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) còn có tên gọi gò Màng Thang, gồm hai ngọn đồi kề nhau ở độ cao 36 m so với mực nước biển, nằm gần Quốc lộ 1.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Đồi 10 có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, vừa là lá chắn tự nhiên cho quận lỵ Tam Quan, vừa khống chế tuyến đường 1 từ Quảng Ngãi vào Bình Định. 

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

"TÁ" VÀ "TÁ TRÀNG"


Hẳn nhiều người cho rằng, tá trong một tá (tức mười hai) và tá trong tá tràng chẳng liên quan gì với nhau. Nhưng thực ra, chúng chính là một. Tìm hiểu nguồn gốc của tá ta sẽ thấy được điều này.

Theo các nhà nghiên cứu, tá là một từ Việt gốc Anh. Có điều, nó không vào tiếng Việt trực tiếp như nhiều từ khác mà phải vòng qua con đường tiếng Hán. 

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

BÁNH NỔ - THỨC QUÀ NGHĨA TÌNH CỦA NGƯỜI XỨ QUẢNG


Người xứ Quảng có câu: “Mạch nha Thi Phổ/ Bánh nổ Thu Xà”. Thi Phổ, Thu Xà là những địa danh nổi tiếng ở tỉnh Quảng Ngãi, gắn với những giá trị văn hóa đặc sắc, đặc biệt là có những đặc sản tạo nên đặc trưng ẩm thực xứ Quảng. Trong đó, bánh nổ là món ăn được người dân nơi đây tự hào và thường chọn làm quà cho bạn bè phương xa.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

"MA CÀ RỒNG" VÀ "MA CÀ BÔNG"


Hẳn nhiều người cho rằng đây là hai loại ma và về từ nguyên, hai từ này đều có nguồn gốc phương Tây. Nhưng thật ra, trong chúng chỉ có một là ma và một là từ gốc phương Tây.

Ma cà bông chẳng phải là một loại ma nào cả. Đây là một từ gốc Pháp, bắt nguồn từ chữ “vagabond”, có nghĩa là “[kẻ] lang thang, lêu lổng, nay đây mai đó”. Vào tiếng Việt, nghĩa này được giữ nguyên. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “ma cà bông” là “kẻ không nhà cửa, không nghề nghiệp, sống lang thang (hàm ý khinh)” (Hoàng Phê chủ biên, 1997, tr.582).

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

MỘT MẸO PHÂN BIỆT HỎI / NGÃ


Trên báo Bình Định số ra ngày 22.2.2018, chúng tôi đã có dịp trình bày về một mẹo phân biệt hỏi, ngã dựa vào quy luật ngữ âm. Nay, xin được trình bày thêm một mẹo khác liên quan đến từ Hán Việt. Mẹo này có hai cách áp dụng.

Một, các chữ bắt đầu bằng những mẫu từ d, l, m, n và v đều được viết thanh ngã. Các chữ khác không bắt đầu bằng những mẫu tự trên thường được viết thanh hỏi. 

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

THĂM DI TÍCH TRỤ SỞ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM TRUNG BỘ


Di tích quốc gia trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ trong thời kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946 - 1949) nằm ở tả ngạn sông Phước Giang, thuộc thôn Phú Bình (thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành), cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 8 km về phía tây bắc.

Di tích gồm hai địa điểm: Nhà ông Nguyễn Tương nơi cụ Huỳnh Thúc Kháng ở và làm việc; nhà ông Ngô Đồng, trụ sở của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ và là nơi làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

"TRỰC TUYẾN" VÀ "NGOẠI TUYẾN"


Đây là những từ ngữ của thời đại số. Cách đây vài thập kỷ, “trực tuyến” và “ngoại tuyến” vẫn còn rất xa lạ với nhiều người. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) ấn hành các năm 1992 và 1997, hai từ này chưa được ghi nhận.

“Trực tuyến” và “ngoại tuyến” ban đầu vốn là những thuật ngữ của các ngành tin học, viễn thông. “Trực tuyến” tương đương với “online” trong tiếng Anh, có thể hiểu là “trạng thái đã được kết nối với mạng internet”. Còn “ngoại tuyến”, tương đương với “offline”, là “trạng thái không có kết nối với mạng internet”. Trong tiếng Việt hiện nay, “online” và “offline” được mượn nguyên dạng và sử dụng khá rộng rãi.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

NGUỒN GỐC CỦA "TÀY"


“Tày” trong tày trời, ngày vui ngắn chẳng tày gang là một từ ít được dùng trong tiếng Việt hiện đại. Nó tương đương với từ “bằng”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tày” là “có thể sánh với” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.879).

Tuy nhiên trước đây, “tày” từng được sử dụng rất phổ biến. Dấu ấn của điều này còn để lại trong nhiều từ, thành ngữ, ca dao mà ngày nay ta vẫn còn dùng như: tày đình (bằng cái đình), tày trời (bằng trời), gương tày liếp(gương bằng tấm liếp) (những cách nói phóng đại nhằm mục đích nhấn mạnh), học thầy không tày học bạn... 

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

CHÙA HƯƠNG NGHIÊM - NGÔI CỔ TỰ NGHÌN NĂM XỨ THANH


Về thăm xứ Thanh, du khách hãy đến vãn cảnh chùa Hương Nghiêm, một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất của tỉnh Thanh Hóa.

Chùa Hương Nghiêm được xây dựng từ thế kỷ 10. Chùa có tên chữ Hán đầy đủ là Càn Ni Sơn Hương Nghiêm tự, theo đúng cách đặt tên chùa ở nước ta thời Đinh, Lê, Lý Trần (tên chùa được đặt kèm với địa chỉ nơi chùa được dựng). 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

"HŨ" HAY "HỦ"?


Về một loại thức ăn làm từ đậu nành mà miền Bắc gọi là “đậu phụ”, miền Trung gọi là “đậu khuôn”, ở miền Nam có một tên gọi khác là “đậu hũ”. Tên gọi này bắt nguồn từ đâu?

“Đậu hũ” là một biến âm của “đậu hủ” bởi sự lẫn lộn hai thanh hỏi, ngã trong phương ngữ Nam bộ. “Đậu hủ” là một từ gốc Hán. Trong tiếng Hán, “đậu” (chữ cũng là bộ) có một nghĩa là “cây đậu”, tức “cây đỗ”, như trong hắc đậu(đậu đen), hoàng đậu (đậu nành), hồng đậu (đậu đỏ), lục đậu (đậu xanh)…

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

VỀ NƠI DIỄN RA TRẬN ĐÁNH THẮNG MỸ ĐẦU TIÊN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM


Núi Thành là huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Núi Thành đã một lòng theo Đảng, trung dũng kiên cường chiến đấu với địch, làm nên nhiều chiến công vang dội. Trong đó, tiêu biểu nhất là Chiến thắng Núi Thành ngày 26-5-1965, trận đánh thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

NGUỒN GỐC CỦA TỪ "MỒNG"

“Mồng” trong mồng mộtmồng hai  từ quen thuộc. Tuy nhiên, nghĩa và nguồn gốc của nó không phải ai cũng rõ. Vậy, “mồng” là gì và nó bắt nguồn từ đâu?
“Mồng” là một yếu tố Việt gốc Hán. Theo học giả An Chi trong bài “Sống là điệp thức sanh/sinh”, “mồng” bắt nguồn từ chữ “mạnh” (bộ tử). Mối quan hệ giữa/-ông/ ↔ /-anh/giữa “mồng” và “mạnh” ta còn gặp trong nhiều trường hợp:bộng [cây] ↔ bánh/bính (nghĩa là “hang, lỗ”); lông ↔ linh/lanh (lông chim); [mầm] mốngmộng [dừa] ↔ manh(mầm); [chết không còn một] mống ↔ manh (người, đứa); [khôn sống] mống [chết] ↔ manh (tối tăm, mù quáng, không biết gì hết); ngồng [cải] ↔ ngạnh (nhành cây, cuống hoa)…

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

VÌ SAO GỌI LÀ "CON NGƯƠI"?


Bên trong mắt có một bộ phận được gọi là con ngươi. Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “lỗ tròn giữa lòng đen con mắt” (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 1997, tr.193). Tuy nhiên, vì sao bộ phận này lại được gọi tên như vậy là câu hỏi không ít người băn khoăn.

Thật ra, con ngươi chính là con người. Như đã biết, giữa ngươi và người chỉ là một bước ngắn biến đổi thanh điệu từ thanh ngang sang thanh huyền. 

VỀ XỨ VÕ THƯỞNG THỨC BÁNH CUỐN TÂY SƠN


Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh hỏi cháo lòng, nem tré chợ huyện… Trong đó, bánh cuốn Tây Sơn là món ăn nổi tiếng mà du khách đến với xứ võ khó có thể bỏ qua.

Gọi là bánh cuốn Tây Sơn vì đặc sản này có nguồn gốc từ huyện Tây Sơn, quê hương của vua Quang Trung. Tuy nhiên, vì ngon và nổi tiếng nên từ lâu bánh cuốn Tây Sơn đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Ở TP. Hồ Chí Minh, có một chuỗi của hàng bánh cuốn Tây Sơn do người Bình Định làm chủ được nhiều thực khách biết đến.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

VÌ SAO LẠI GỌI "DƯƠNG CẦM"


Trong tiếng Việt, một số loại nhạc cụ nguồn gốc phương Tây thường có hai, thậm chí ba, bốn tên gọi. Đó chủ yếu là những tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Anh - Pháp và tiếng Hán. Chẳng hạn, violon có tên gọi Hán Việt là vĩ cầm, guitar có tên gọi Hán Việt là Tây Ban cầm, accordion có tên gọi Hán Việt là phong cầm hoặc thủ phong cầm, pipe organ còn gọi là đại phong cầm, harmonica còn gọi là khẩu cầm. Tương tự, piano cũng có tên gọi Hán Việt là dương cầm.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

"LÂM LI" VÀ "LÂM THÂM"


Theo Từ điển tiếng Việt, lâm li là “buồn thảm, gây thương cảm” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.547), lâm thâm là “(mưa) nhỏ, mau hạt và kéo dài” (sđd, tr.548). Chính hình thức trùng lặp âm thanh (phụ âm /l/ ở lâm li và vần /-âm/ ở lâm thâm) cùng sự mờ nghĩa của các yếu tố của chúng đã khiến nhiều người nhầm lẫn đây là những từ láy, nhưng thực chất chúng lại là một tổ hợp ghép và một tổ hợp chủ - vị.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

"CỨU CÁNH", "VỊ THA"


Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, thậm chí trên báo chí, không ít người dùng sai từ cứu cánh với nghĩa như giải cứu, cách giải cứu tốt nhất... Chẳng hạn như trong các cách dùng “anh ấy là cứu cánh của cuộc đời tôi”, “phá cánh cửa để thoát ra ngoài là cứu cánh duy nhất vào lúc này”...

Thật ra, cứu cánh chẳng liên quan gì đến giải cứu, cứu thoát cả. Đây là một từ gốc Hán. Trong đó, cứu (bộ huyệt) có nghĩa “cuối cùng, tận cùng”. Cánh (bộ âm) đồng nghĩa với cứu, nghĩa là “cuối cùng, trọn, suốt”, như trong cánh nhật (trọn ngày), cánh dạ (suốt đêm). 

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

QUANH MỘT CHỮ "QUAY"


Hầu hết chúng ta đều nghĩ quay trong quay vịt, heo quay là một phương thức chế biến thức ăn, cũng như chiên, xào, hấp, luộc… Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa quay là “làm chín vàng cả khối thịt bằng cách xoay đều trên lửa hoặc rán trong chảo mỡ đậy kín” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.792).

Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn nếu ta biết từ quay trên bắt nguồn từ quay có nghĩa gốc “chuyển động hoặc làm cho chuyển động quanh một trục hay một điểm ở trung tâm một cách đều đều, liên tục” (Sđd, tr.792), như trong quay tơ, bánh xe quay đều. 

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

NGUỒN GỐC CỦA TỪ "CHÂM CHƯỚC"


Châm chước là từ hầu như ai cũng rõ nghĩa. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: 1. “lấy ở chỗ này, bỏ ở chỗ kia, thêm bớt cho vừa phải”, như trong châm chước đề nghị của hai bên để làm hợp đồng; 2. “giảm nhẹ bớt yêu cầu, vì chiếu cố đến hoàn cảnh cụ thể”, như trong châm chước về điều kiện tuổi; 3. “chiếu cố mà tha thứ”, như trong cứ thành khẩn nhận lỗi, người ta sẽ châm chước cho (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.150).

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

"DÃ" HAY "GIÃ"?


Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã tật”.

Thật ra, “dã” và “giã” là những từ hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Việt, “dã” có nghĩa là “làm giảm, làm mất tác dụng của chất, thường là có hại, đã hấp thu vào trong cơ thể”, như trong “dã độc”, “dã rượu”. Như vậy, “dã” gắn liền với một chất cụ thể. Trong thành ngữ “thuốc đắng dã tật”, “tật” là yếu tố gốc Hán, nghĩa là “bệnh”, không phải là một chất cụ thể. Do đó, kết hợp “dã tật” là không ổn.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

THĂM NHÀ LƯU NIỆM CỤ PHAN CHÂU TRINH


Về thăm xứ Quảng Nam "chưa mưa đã thấm", du khách hãy ngược về vùng trung du, đến thăm nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, một trong những Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng của Quảng Nam.

Di tích nhà lưu niệm cụ Phan hiện nay tọa lạc trong một khu vườn xanh mát trên một sườn núi thuộc thôn Tây Hồ (xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

MẮT CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG


"HẢI", "DƯƠNG" VÀ "BIỂN"


Trong từ vựng tiếng Việt, có nhiều yếu tố chỉ “vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất” như hải,dương, biển, bể.

Trong đó, hải và dương là hai yếu tố gốc Hán. Về mặt tự dạng, cả hải lẫn dương đều thuộc bộ thủy (liên quan đến nước). Về mặt nghĩa, chúng đều chỉ biển. Tuy nhiên, giữa hải và dương có sự phân công nhất định về nghĩa. Hảithường được dùng để chỉ biển nói chung. Còn dương thường được dùng với nghĩa “biển lớn”. 

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

CÓ PHẢI LÀ TỪ LÁY?


Trong tiếng Việt, có không ít từ bị nhầm là từ láy. Đó là những từ mang hình thức từ láy (các yếu tố cấu thành quan hệ về ngữ âm) nhưng kỳ thực lại là từ ghép (các yếu tố cấu thành quan hệ về ngữ nghĩa), chẳng hạn như:bay nhảy, bờ bãi, cỏ cây, sông suối…

Hùng hổ cũng là một trường hợp như vậy. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là từ láy phụ âm đầu. Trên thực tế, một số cuốn từ điển từ láy đã ghi nhận hùng hổ là một từ láy. 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

"TANG BỒNG" LÀ GÌ?


Đọc thơ văn của người xưa hay đâu đó trong cuộc sống, ta thường gặp các cụm từ “nợ tang bồng”, “chí tang bồng”, “khách tang bồng”; thành ngữ “thỏa/phỉ chí tang bồng”. Đối với nhiều người, nhất là các bạn trẻ hiện nay, không hẳn ai cũng rõ nghĩa của chúng.

“Tang bồng” là dạng rút gọn của thành ngữ gốc Hán “tang hồ bồng thỉ” hoặc “tang bồng hồ thỉ”. Trong đó, “tang” là cây dâu; “bồng” là tên một loại cỏ thuộc chi ngải, cỏ bồng; “hồ” là cây cung và “thỉ” là mũi tên.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

VỀ MỘT CÁCH XIN LỖI, CẢM ƠN



Trong tiếng Việt, có nhiều cách để bày tỏ lòng biết lỗi, biết ơn. Hiện nay, trong ngôn ngữ sinh hoạt, có một cách rất phổ biến là dùng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Thay vì “xin lỗi”, nhiều người lại nói “sorry”. Tương tự, thay vì “cảm ơn”, không ít người thích dùng “thanks”, “thank you”.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

"THI CỬ" LÀ GÌ?


Khi được hỏi câu hỏi trên, không ít người đã trả lời rằng “đi thi phải kiêng cữ nên gọi là… thi cử”. Dĩ nhiên, đây là cách nói vui, vì ai cũng biết “cử” và “cữ” là hai từ hoàn toàn khác nhau và hai từ “thi cử”, “kiêng cữ” về mặt ngữ nghĩa cũng chẳng liên quan gì với nhau.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

THĂM DI TÍCH CHIẾN THẮNG BA GIA



Về quê hương cách mạng Quảng Ngãi, một địa danh nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua là Di tích chiến thắng Ba Gia.

Di tích chiến thắng Ba Gia thuộc xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 15 km về hướng tây bắc. Trước kia, đây là một thị tứ khá sầm uất. Trong kháng chiến chống Mỹ, Ba Gia nằm trên Tỉnh lộ 5 (nay là Quốc lộ 24B) là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm Quảng Ngãi với các huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh và vùng tây nam Quảng Nam, là địa bàn chiến lược hiểm yếu về an ninh, quân sự.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

NGUỒN GỐC CỦA "BA REM"


“Ba rem” là một từ khá quen thuộc trong tiếng Việt. Chúng ta thường gặp từ này trong những cách dùng như “cứ theo ba rem mà chấm”, “chấm điểm môn văn rất khó theo ba rem”. Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2017) định nghĩa “ba rem” là “đáp án có kèm theo điểm cụ thể của từng phần, dùng làm căn cứ để chấm thi”.

Về nguồn gốc, hẳn ai cũng biết “ba rem” là một từ gốc Pháp, bắt nguồn từ từ “barème”, có nghĩa là “bảng tính sẵn”. Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn nếu ta biết, “barème” vốn không phải là một danh từ chung trong tiếng Pháp.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

"THIẾU NHI" LÀ AI ?


Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, đó là “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.927). “Thiếu nhi” là dạng rút gọn của “thiếu niên nhi đồng”.

“Thiếu niên” và “nhi đồng” là những từ Việt gốc Hán có nghĩa chỉ các lứa tuổi khác nhau. Trong từ “nhi đồng”, “nhi” có nghĩa là “đứa bé”, “đồng” cũng tương tự với nghĩa “đứa trẻ”. 

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

TỪ CÁI TRANG ĐẾN "TRANG TRẢI"


Hẳn nhiều người cho rằng, cái trang (một dụng cụ để cào lúa) và từ “trang trải” chẳng quan hệ gì với nhau. Nhưng sẽ thật thú vị nếu chúng ta biết “trang” trong “trang trải” cũng như nghĩa của từ này liên quan mật thiết đến dụng cụ của nhà nông vừa nói.

Cụ Nguyễn Công Trứ có một câu thơ mà có lẽ một số người thời nay sẽ cảm thấy khó hiểu: Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

PHẠM QUỐC CA - MỘT HỒN THƠ ĐA SẮC, ĐẰM SÂU SUY TƯỞNG


Cơn mưa mạ vàng (Tuyển thơ 1970-2017) là tập thơ thứ 6 của Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Quốc Ca, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Ðại học Ðà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Ðồng. Sách dày 370 trang, do Nhà nước đặt hàng, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2018. Những đặc sắc của phong cách cùng nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật từng được ghi nhận qua các giải thưởng và được bạn đọc yêu mến của thơ Phạm Quốc Ca đã được thể hiện trọn vẹn trong tuyển tập này. 

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

CÓ MỘT TỪ "MUÔN"


Trên Báo Bình Định số ra ngày 19.7.2018, trong bài viết Tiếc cho một từ “mớ”, chúng tôi đã trình bày về sự thay đổi ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm của từ “mớ”. Trong tiếng Việt, có một từ khác cũng chung số phận với “mớ”, tuy không “hẩm hiu” bằng. Đó là từ “muôn”.

Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta thường gặp cách dùng muôn + danh từ như muôn nơi, muôn phương, muôn người, muôn lòng, muôn năm, muôn thuở, muôn đời, muôn hình muôn vẻ,… Về nghĩa, “muôn” được dùng để chỉ số lượng lớn không đếm được. Về vị trí ngữ pháp, “muôn” có vị trí của một số từ. Vậy, nghĩa gốc của muôn là gì và nó có phải là một số từ không?

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

"THU PHÍ" VÀ "THU TIỀN"


Nhân việc khái niệm “trạm thu tiền” mà Bộ GTVT đưa ra làm xôn xao dư luận gần đây, xin được lạm bàn về hai khái niệm “thu phí” và “thu tiền”.

Trong tiếng Việt, cả “thu phí” lẫn “thu tiền” đều được sử dụng khá thường xuyên. Hai khái niệm này giống nhau về nguồn gốc và cấu tạo. Về nguồn gốc, cả hai đều bắt nguồn trong tiếng Hán. 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

NGÀY "PHẬT ĐẢN"


Đối với những người không theo đạo Phật, có lẽ không phải ai cũng rõ nghĩa của từ “Phật đản”. Bởi mặc dù từ này được ghi nhận trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt nhưng yếu tố “đản” còn khá xa lạ với khá nhiều người. Trong tiếng Việt cũng không có từ “đản” nào cả.

“Phật đản” là từ có nguồn gốc Hán. Trong đó, “Phật” là danh xưng phổ biến của Đức Phật A Di Đà; còn “đản” thuộc

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

"TỤC HUYỀN" VÀ "TÁI GIÁ"


Không ít người nghĩ rằng từ “tái giá” có nghĩa là “lấy chồng, lấy vợ lần nữa”, do đó, dẫn đến việc dùng từ này cho nghĩa “lấy vợ lại”, như trong cách dùng “ông ấy vừa tái giá”. Đây là một sự nhầm lẫn bởi “tái giá” chỉ mang nghĩa “lấy chồng lại”, còn nghĩa “lấy vợ lại” thuộc về một từ khác: “tục huyền”.

Cả “tái giá” lẫn “tục huyền” đều là những từ Việt gốc Hán và mang hàm nghĩa sâu xa bắt nguồn từ văn hóa của người Hán.

Trong từ “tái giá”, “tái” có nghĩa là “lại, lần nữa” (như trong tái bản, tái chế); “giá” thuộc bộ “nữ” (liên quan đến giới nữ), có nghĩa “lấy chồng” (như giá thú, xuất giá). Như vậy, rất rõ ràng, “tái giá” là “lấy chồng lại”.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

"ĐIỆN" TRONG ĐỜI SỐNG


“Điện” là một từ thông dụng trong tiếng Việt. Nó phổ biến và quen thuộc đến mức nhiều người nghĩ rằng đây là một từ thuần Việt, mặc dù điện vốn không phải là phát minh của người Việt.

Điện du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX theo công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy nhiên, khác với nhiều đồ vật có nguồn gốc từ Pháp được gọi bằng tên trong tiếng Pháp, điện lại có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hán.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

"BỆNH VIỆN" VÀ "NHÀ THƯƠNG"


“Bệnh viện” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “bệnh” đã được Việt hóa và dùng độc lập như trong chữa bệnh,bệnh nặng,... Còn “viện” thuộc bộ phụ, ban đầu có nghĩa “chái nhà, sân có tường bao quanh”, rồi chuyển nghĩa chỉ “cơ quan” như trong học viện, Viện Toán học,... “Bệnh viện” là “cơ sở khám bệnh và nhận người ốm đau nằm điều trị”.