Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

"PHONG PHANH" VÀ "PHONG THANH"


Trong lời nói hằng ngày, khá nhiều người dùng cụm từ “nghe phong phanh”, đây là cách dùng từ thiếu chính xác.

Phong phanh là một từ láy thuần Việt, có nghĩa là “mỏng manh và ít, không đủ ấm”. Từ này được dùng để chỉ hiện trạng trang phục của một người, do đó, thường đi cùng từ mặc để tạo nên tổ hợp mặc phong phanh. Chẳng hạn, có thể nói: “Trời lạnh mà anh mặc phong phanh quá!”.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

BA NGƯỜI PHỤ NỮ KHỔ ĐAU TRONG TRUYỆN KIỀU



BA NGƯỜI PHỤ NỮ KHỔ ĐAU TRONG TRUYỆN KIỀU



TẾT VIỆT TRONG SÁNG TÁC CỦA ANH THƠ




YẾN LAN - MỘT HỒN THƠ NẶNG LÒNG XỨ SỞ




VẦNG TRĂNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU



ĐIỂN CỐ CÓ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU




ĐỊA DANH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ KHÁNH HÒA




ĐỊA DANH TRONG CA DAO XỨ QUẢNG




NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - MẪU HÌNH NGƯỜI ANH HÙNG MỚI...




CẢM THỨC MÙA XUÂN TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU




ÂM HƯỞNG DÂN GIAN TRONG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ




BÌNH ĐỊNH VỚI THƠ NGUYỄN DU




NGUYỄN TRÃI TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU




LẠNG SƠN TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU




QUẢNG BÌNH TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU




TỪ HÁN VIỆT TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG




HOA TRONG THƠ YẾN LAN




TẢN MẠN VỀ CÂU ĐỐI TẾT (Bút danh Tư Hương)




Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

TÌNH ĐẤT ĐỎ GIA LAI (Bút danh Tư Hương)



(GLO)- Có những điều từ lâu đã trở thành “thương hiệu” của Gia Lai, Tây Nguyên. Đó là cái nắng hanh hao, cái gió đại ngàn xao xác. Lá dã quỳ vàng tươi rực rỡ, hoa cà phê trắng ngần, những rừng cao su bạt ngàn xanh thẳm… Và một điều thầm lặng hơn, là bazan đất đỏ.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

"THẬP NIÊN", "THẬP KỶ" VÀ "NHỮNG NĂM"


Trong thói quen của nhiều người, để chỉ khoảng thời gian 10 năm, có hai từ tương đương là thập niên và thập kỷ. Trên báo chí, hai từ này nhiều khi cũng được sử dụng như nhau. Thậm chí, một số từ điển tiếng Việt cũng ghi nhận hai từ này là một.

Thập niên và thập kỷ đều là những từ Việt gốc Hán. Trong đó, thập niên có nghĩa là “mười năm”. Còn thập kỷlại… rắc rối hơn.

Thập kỷ dĩ nhiên là mười “kỷ”. Nhưng một kỷ là bao nhiêu năm? Trong tiếng Hán, kỷ (bộ mịch) có nhiều nghĩa, trong đó có 3 nét nghĩa liên quan đến thời gian là: 1. mười hai năm, 2. một trăm năm (trong từ thế kỷ) và 3. đơn vị thời gian trong ngành địa chất học mà Từ điển tiếng Việt định nghĩa là đơn vị “bậc dưới của đại, dài từ hàng triệu đến hàng chục triệu năm”.

THĂM XỨ VÀNG BỒNG MIÊU


Nếu có dịp đến xứ rượu hồng đào Quảng Nam, du khách hãy một lần ngược lên non cao thăm xứ vàng Bồng Miêu.

Bồng Miêu là địa danh nổi tiếng thuộc xã miền núi Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Đây là mỏ vàng lớn nhất Đông Nam Á có lịch sử khai thác đã hơn 1.000 năm, từng chứng kiến bao thăng trầm lịch sử.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

CHẠP VỀ MỘT THOÁNG BÂNG KHUÂNG (Bút danh Tư Hương)


(GLO)- Cuộc sống ngày thường tất bật với bao nhiêu công việc bộn bề dễ khiến người ta như quên mất bước đi của ngày tháng. Mùa qua mùa. Có lẽ nhịp thời gian cứ lặng lẽ, bánh xe thời gian cứ quay đều nên người ta chẳng mấy khi bận tâm đến tháng năm. Cho đến một chiều, tháng Chạp về, mang theo về cả những xôn xao đầu ngõ…

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

CHỚ NÊN LẠM DỤNG TỪ "mạnh thường quân"


Trên báo chí hiện nay, danh từ Mạnh Thường Quân được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn, báo Thanh Niên điện tử ngày 8.9.2008 có bài Nàng Kiều chờ mạnh thường quân, báo Tuổi Trẻ điện tử ngày 8.12.2017 có bài Mạnh thường quân hỗ trợ “ba chị em đùm bọc nhau ăn học”, báo Bình Định điện tử ngày 4.9.2017 ở bản tin “Khám bệnh, phát thuốc cho hơn 1.000 người nghèo ở Hoài Nhơn” cũng có đoạn “mới đây, Bệnh viện Quận 2 TP Hồ Chí Minh, Hưng Thịnh Corp và một số Mạnh Thường Quân trong Hội đồng hương Hoài Nhơn tại TP Hồ Chí Minh…”.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

GIA LAI - THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH (Bút danh Tư Hương)



(GLO)- Làm hướng dẫn viên du lịch trong nhiều năm, tôi may mắn được đi đến tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Tôi cũng đã đến, ở lại và trải nghiệm Gia Lai nhiều lần. Trong cảm nhận của riêng tôi, một người làm trong ngành, Gia Lai chẳng khác gì một thiên đường du lịch.

CHÙA CẦU - BIỂU TƯỢNG CỦA PHỐ CỔ HỘI AN (Bút danh Tư Hương)



(GLO)- Nếu thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm, cố đô Huế có cầu Trường Tiền, thành phố Hồ Chí Minh có chợ Bến Thành là những biểu tượng từ lâu đã trở nên quen thuộc… thì Hội An, thành phố nhỏ cổ kính và thơ mộng bên bờ sông Hoài có chùa Cầu nổi tiếng.

Về thăm phố cổ Hội An, hẳn du khách sẽ được nghe câu ca dao mà người dân nơi đây ai cũng thuộc:Ai đi phố Hội, chùa Cầu/Để thương, để nhớ, để sầu cho ai/Để sầu cho khách vãng lai/Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu. Có lẽ, khách vãng lai, dù chỉ một lần đến phố Hội, thăm chùa Cầu, khi trở về trong lòng sẽ thấy ít nhiều vương vấn, nhớ thương…

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

"TINH GIẢM" HAY "TINH GIẢN"



Trên báo chí hiện nay, hai từ tinh giảm và tinh giản (gắn với bổ ngữ biên chế) được sử dụng gần như tương đương. Chẳng hạn, báo Bình Định điện tử ngày 29.2.2008 có bài dùng từ tinh giảm (Tinh giảm biên chế, sao khó thế?); nhưng ngày 9.8.2016, lại có bài dùng từ tinh giản (Cần quyết liệt tinh giản biên chế).

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

VỀ THĂM NGÔI TRƯỜNG ĐẸP NHẤT ĐÀ LẠT (Tuấn Vũ)


(GLO)- Nhiều người cho rằng, về tham quan “thành phố ngàn hoa” Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng, sẽ thiếu một điều gì đó nếu du khách chưa một lần đến thăm “ngôi trường cong cong” Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt.

Trường CĐSP Đà Lạt hiện nay tọa lạc ở số 29 đường Yersin, phường 10, thành phố Đà Lạt. Trường nằm trên một ngọn đồi thấp, nhìn xuống hồ Xuân Hương thơ mộng, là một trong những ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Trường được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình xây dựng độc đáo nhất của thế kỷ XX. Đánh giá về ngôi trường này, báo Đông Dương (Indochine) trước đây đã viết: “Đó là ngôi trường lớn mà không ai ở Đà Lạt có thể bỏ qua”.

DỊU DÀNG MỘT THOÁNG BIỂN QUY NHƠN (Phạm Tuấn Vũ)


(GLO)- Nằm bên thành phố Quy Nhơn thơ mộng, biển Quy Nhơn (Bình Định) cong cong như nửa vầng trăng non, đẹp dịu dàng như mắt người thiếu nữ.

Đứng trên bãi biển Quy Nhơn, người đến sẽ phải ngỡ ngàng, để rồi xao xuyến. Ở đây chỉ có những con gió hanh hao đượm nồng hương vị biển khơi mặn mòi. Nắng trải vàng trên bãi cát mịn. Nước biển xanh lơ chênh chao bóng mây trời. Không ồn ào sóng bạc đầu như những ngày nhiều gió, biển trở nên êm đềm với một màu xanh thẳm và những con sóng nhỏ lăn tăn.

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

NHỚ MÙA NƯỚC LÊN (Bút danh Tư Hương)


GD&TĐ - Những ngày này quê nhà chìm trong màn mưa triền miên hiu hắt. Hàng tre dọc theo đường làng đứng rũ rượi, cánh đồng trước nhà nước trắng xóa ngập bờ. 

Một mùa mưa nữa lại về, chắc giờ này cha ở nhà là mang tơi đội nón xách nơm đó ra đồng…

Những ngày nước lên, cha vẫn thường ra đồng bắt cá. Ở quê, mùa nào thức nấy, mưa dầm cha ở nhà đan rổ thúng tre, mưa ngớt ra đồng bắt cá về cho mẹ mang ra chợ bán.

CHƠI HỘI BÀI CHÒI Ở QUY NHƠN


Về thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), du khách đừng quên một lần ghé chơi hội bài chòi. Đây là một trong những hoạt động văn hóa- giải trí nổi tiếng ở thành phố biển xinh đẹp này.

Thông thường, Hội đánh bài chòi gồm có 9 chòi làm bằng tre, lợp tranh, được bố trí hình chữ nhật theo 2 dãy song song, đối diện nhau, mỗi chòi có một chiếc mỏ tre già. Chòi số 9 hay còn gọi là chòi Trung ương hoặc chòi cái, cao và rộng hơn các chòi con và được đặt một trống cán (trống lệnh). Đối diện giữa chòi Trung ương và 2 dãy chòi con là bàn Hội đồng. Trên bàn có các ống thẻ, những con bài cái, bài con. Cờ thưởng được cắm trên một khúc chuối cây và tiền thưởng đặt trong một hộp thau đồng. Bên trái bàn Hội đồng là dàn cổ nhạc gồm trống chiến, mỏ, đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt.

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

BÊN THỀM THÁNG CHẠP (Bút danh Tư Hương)


Chiều đi làm về, ngang qua xóm trọ, nghe đâu đó một bài nhạc xuân. Bỗng thấy lòng mình nôn nao. Mở xem tờ lịch cũ, đã hết ngày tháng dương, chưa kịp thay lịch mới. Đã qua năm dương lịch, vậy là sắp tháng Chạp rồi. Một năm trôi đi nhanh quá…

Tháng Chạp chưa về đã thấy bâng khuâng. Một năm giữa thị thành lắm công việc bề bộn, nhìn trước nhìn sau đã thấy năm sắp hết. Thời gian nhiều lúc qua nhanh như một chớp mắt. Gần một năm chưa về thăm quê, chưa gặp cha mẹ. Tháng Chạp sắp về giữa lòng mình thoáng xôn xao…

NHÁNH MAI XUÂN HAY CÕI LÒNG AN NHIÊN




Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

THĂM NGÔI CHÙA LÂU ĐỜI NHẤT BÌNH ĐỊNH (Bút danh Phạm Tuấn)


Chùa Thập Tháp, nguyên tên Thập Tháp Di Đà tự, là một trong năm danh tự của tỉnh Bình Định được ghi vào sách “Đại Nam nhất thống chí” với lời nhận định: “Chùa này cùng với chùa Linh Phong đều nổi tiếng là danh thắng”.

Thập Tháp là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Định hiện nay. Chùa nằm về phía bắc thành Đồ Bàn (còn gọi là thành Hoàng Đế), gần tháp Cánh Tiên, tọa lạc tại thôn Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn gần 30 km về phía bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 100 m về phía tây. Ca dao Bình Định có câu: “An Nhơn có núi Mò O/Có chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi”. Chùa Thập Tháp là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của xứ Nẫu.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

KIÊU KỲ BÃI TẮM TIÊN SA


(GLO)- Thuộc khu vực bãi biển Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng 3 km về phía Đông nam, nằm trên trục đường ven biển nối hai điểm du lịch nổi tiếng Đồi Thi Nhân-Quy Hòa, bãi biển Tiên Sa đẹp một cách kiêu kỳ như chính tên gọi.

Về tên gọi Tiên Sa, tương truyền, ngày xưa, ở Bồng Sơn (nay thuộc huyện Hoài Nhơn, Bình Định) có một người con gái xinh đẹp, nết na, hàng ngày chăm sóc mẹ cha và làm việc chăm chỉ. Nàng phải lòng một chàng trai làng và hai người đã nặng lời thề. 

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

LÀM KHÁCH TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG




NHỚ CÔ GIÁO DẠY TIẾNG VIỆT NGÀY XƯA


Khi lớn lên, từ giã mái trường để bước vào cuộc đời bộn bề những lo toan, người ta dễ quên mất những thầy cô giáo đã dạy dỗ mình ngày nhỏ. Và tôi cũng như thế…

Tốt nghiệp đại học ra trường, tôi về nhận công tác ở một trường cao đẳng. Tôi được phân công dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào đang theo học tại trường. Công việc lúc đầu khá bỡ ngỡ và nhiều khó khăn. Nhưng nhờ tôi cố gắng nên việc dạy học cũng bắt đầu thuận lợi. Hằng ngày, trong mỗi giờ học, bên cạnh học lý thuyết, tôi cho các bạn thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn. Tôi giúp các bạn sắp xếp câu, viết thành câu đúng, đặt câu với từ cho sẵn, nghe đọc chép lại, viết đoạn văn theo chủ đề,… Các bạn rất thích thú, dù học tiếng Việt không hề dễ dàng. Từ những giờ lên lớp như thế, có những lần tôi chợt nhớ về cô giáo dạy tiếng Việt ngày xưa…

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

MỘT VÀI TỪ HÁN VIỆT DỄ NHẦM LẪN


Tỉ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.

1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta có nghĩa “than thở”; thán  có nghĩa “than, thở dài”.

SỰ GẶP GỠ GIỮA HAI NHÂN VẬT TRƯƠNG SINH VÀ THIỆN SĨ