Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017
THĂM NƠI THÂN PHỤ BÁC HỒ TỪNG LÀM VIỆC Ở BÌNH ĐỊNH
(GLO)- Về miền đất võ Bình Định, bên cạnh đi về hướng Đông với biển đảo quê hương, du khách có thể ngược về mạn phía Tây thăm vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của phong trào Tây Sơn khởi nghĩa lẫy lừng. Ngược dòng sông Côn huyền thoại, du khách sẽ còn được đến thăm Di tích huyện đường Bình Khê, nơi thân phụ Bác Hồ từng làm quan Tri huyện.
Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017
CUỐI NĂM NGỒI CÀ PHÊ VỚI PHỐ (Bút danh Tư Hương)
(GLO)- Cuối năm rồi, tạm gác lại những lo toan của một năm công việc bộn bề, ta ngồi lại cà phê với Phố.
Phố núi lúc này đẹp lạ kỳ. Thời khắc nào trong năm Phố cũng đẹp cả. Nhưng cuối năm Phố lại đẹp một cách rất riêng, vẻ đẹp dễ khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Vẫn nắng mật ong nhưng dát vàng ngõ phố. Vẫn cái se se chiều xuống dễ khiến lòng mình ngẩn ngơ. Phố vẫn cứ mộng mơ đủng đỉnh. Nhưng đã nghe trong gió cái xốn xang của những ngày năm hết Tết về. Lúc này, điều tuyệt vời nhất chỉ có thể là ngồi lại cùng Phố và nhâm nhi ly cà phê cuối năm dịu thơm…
Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017
KHÔNG NÊN LẠM DỤNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Hiện nay, việc nhiều người, đơn vị sính dùng tiếng nước ngoài trong cả lời nói lẫn trên văn bản là thực trạng đáng lo ngại.
Ta dễ dàng bắt gặp những từ có nguồn từ tiếng Anh như OK, hot boy, hot girl, baby, hi, bye… Thậm chí ngay trên các trang báo, các chương trình truyền hình cũng vậy, các từ như hit, hot, top, style, teen,… cũng được dùng rất phổ biến.
Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017
NHỚ TÁC GIẢ "CHUYỆN XƯA XỨ QUẢNG"
Sáng 25-11 vừa qua, tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Đà Nẵng đã diễn ra buổi ra mắt Chuyện xưa xứ Quảng (CXXQ), do Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng tổ chức. CXXQ là một tuyển tập biên khảo, ghi chép, ví như chuyến du hành kỳ thú qua một miền văn hóa, với những câu chuyện cảm động, chân chất, thô tháp nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, mặn mà. Mỗi câu chuyện dù lớn hay nhỏ đều đậm đà như những món ăn xứ Quảng, và đầy cá tính như những con người sống trên vùng đất này. Ẩn sau sách những câu chuyện ấy còn là cuộc hành trình xa hơn vào quá khứ, để thấy được sức sống tự hào của quê hương, đất nước.
Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017
VỀ QUY NHƠN CHƠI HỘI BÀI CHÒI
Đầu tháng 12-2017, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 chính thức công nhận “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện quan trọng này là niềm tự hào, niềm vui của nhân dân cả nước nói chung, người dân miền Trung và tỉnh Bình Định nói riêng.
CÓ NÊN VIẾT "BÊ TÔNG HÓA"?
Trên báo chí hiện nay, cụm từ “bê tông hóa” được dùng rất phổ biến. Chẳng hạn, báo Bình Định ngày 6.9.2017 có bài TX An Nhơn: Đẩy nhanh tiến độ bê tông hóa giao thông nông thôn, trong đó có đến 4 lần (tính cả nhan đề) cụm từ này được nhắc đến.
Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017
PHÂN BIỆT "CHUYỆN" VÀ "TRUYỆN"
Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện và truyện. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có nhiều, nhưng dễ thấy là: 2 từ này có ý nghĩa và âm đọc rất gần nhau (/ch/ và /tr/ có thể chuyển hóa cho nhau, người miền Bắc không phân biệt được 2 phụ âm này).
Về từ nguyên, chuyện và truyện đều bắt nguồn từ một từ Hán là 傳 mà một trong các âm đọc phổ biến của nó hiện nay là truyện, nghĩa gốc là “sách của hiền nhân làm ra” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).
Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chuyện và truyện hoàn toàn khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chuyện có nét nghĩa đầu tiên là “sự việc được kể lại”. Còn truyện có một trong hai nét nghĩa là “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”.
BÌNH YÊN LÀNG CỔ LỘC YÊN
Đến với làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), du khách sẽ cảm nhận được vì sao người dân xứ rượu hồng đào lại gọi nơi đây là “xứ Tiên”.
Cách thành phố Tam Kỳ chưa đầy 40 km về hướng tây, ẩn mình sau những ngọn đồi xanh biếc, làng cổ Lộc Yên đẹp như một bức tranh giữa vùng núi cao Tiên Phước khiến người đến cứ ngỡ ngàng, tưởng như ở nơi đây cõi tiên là có thật…
THƯỞNG NGOẠN "VỊNH HẠ LONG" CỦA TÂY NGUYÊN
(GLO)- Được ví như vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, hồ Tà Đùng mang vẻ đẹp non nước hữu tình mà cũng vô cùng hùng vĩ, là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Tây Nguyên.
Tà Đùng trong tiếng người dân bản địa có nghĩa là “cây mía lớn”. Hồ nước này nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, thuộc hai xã Đak P’lao và Đak Som, huyện Đak Glong; cách thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đak Nông) khoảng 45 km. Đây là một khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích khoảng 22.000 ha, được bao bọc bởi dãy núi có độ cao gần 2.000 mét.
Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017
ĐỪNG LẠM DỤNG CÁCH VÍ VON "HUYỀN THOẠI"
Hiện nay, nhất là trong lĩnh vực thể thao, nhiều người thích và dùng khá tùy tiện từ “huyền thoại”. Những cụm “huyền thoại Roberto Carlos”, “huyền thoại Pelé”, “huyền thoại bơi lội Mỹ Michael Phelps”,… ta có thể gặp thường xuyên trên báo chí, cả trong lời nói hằng ngày.
“Huyền thoại” có nghĩa là gì? Trong Hán Việt tự điển, Thiều Chửu giảng: “huyền” có hai nét nghĩa là “đen” và “huyền diệu, huyền bí”; “thoại” có một trong ba nét nghĩa là “lời nói”, hiểu rộng là “câu chuyện”.
Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017
NGÀY XƯA KẸO KÉO (Bút danh Tư Hương)
(GLO)- Tuổi thơ có bao nhiêu hương vị ngọt ngào. Có chùm dủ dẻ vàng ươm thơm lừng lựng. Có những quả mâm xôi đỏ mọng treo lủng lẳng ngoài bờ rào. Có que cà rem ngọt ngọt mát mát. Và có cả những cây kẹo kéo nhai mỏi cả miệng một thuở xa vời…
Khung trời tuổi thơ nơi quê nhà có bao nhiêu niềm vui đong đầy. Có cánh đồng cạn chiều chiều trâu no cỏ, những cánh diều lại bay tít cao. Có con sông quê đầu làng vẫn thường í ới gọi nhau ra ngụp lặn. Và có những trưa ngồi đầu ngõ đợi bác Tư kẹo kéo ghé sang.
Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017
HƠI ẤM CHIỀU ĐÔNG (Phạm Tuấn Vũ)
Mùa đông bao giờ cũng lạnh. Nhưng chính từ trong cái lạnh ấy, ta cảm nhận rõ hơn hơi ấm của yêu thương, hơi ấm của tình người.
Ta nhớ những chiều đông ngày nhỏ, cha vẫn thường nhóm bếp lửa rồi cả nhà cùng đến ngồi quây quần. Ngày ấy chưa có điện và tivi. Chăn mền lúc nào cũng lạnh ngắt. Không còn nhớ đã có bao nhiêu buổi chiều đông cả nhà ngồi quanh bếp lửa. Chỉ nhớ rằng, có những chiều đông như thế, bên bếp lửa hồng, với củ khoai mẹ nướng và những câu chuyện ở chiến trường cha kể, ta quên đi cái lạnh đang xâm chiếm mình và cái đói vì những ngày thiếu thốn.
Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017
Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017
Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017
BÂNG KHUÂNG NGHE GIÓ CHƯỚNG VỀ… (Bút danh Tư Hương)
Không hề hẹn trước, chiều nay gió chướng về. Chợt nghe cái lạnh đầu mùa se sắt. Gió chướng gọi mùa đông về chạm trước hiên nhà, gọi hanh hao về đầy kín lòng mình.
Ngày nhỏ, mỗi khi gió chướng thổi về, lòng lại nghe thích lắm. Một sớm đầu đông, con đường đến trường bỗng dưng xa và vắng hơn. Hàng xoan bên đường bỗng nghe xao xác, những chiếc lá thay nhau lìa cành, đã nghe cái lạnh ùa về trên những cành cây trơ trọi.
"CHIA SẺ" CÓ PHẢI LÀ "CHIA XẺ" (Phạm Tuấn Vũ)
Vấn đề nằm ở hai thành tố sẻ và xẻ.
Cần khẳng định, sẻ và xẻ không phải là một bởi hiện tượng lẫn lộn hai phụ âm s/x mới xuất hiện. Từ trước thế kỷ XX, các cụ ta đã phân biệt rõ hai từ này. Chẳng hạn, Truyện Kiều có câu: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”, truyện Hoa tiên có: “Định tình Sinh mới sẻ bày”.
Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017
THÀNH ĐỒ BÀN – CÒN ĐÂY PHẾ TÍCH NHỮNG VƯƠNG TRIỀU (Phạm Tuấn Vũ)
Về thị xã An Nhơn (Bình Định), cùng với núi Mò O, tháp Cánh Tiên, chùa Thập Tháp…, du khách không thể không ghé thăm thành Đồ Bàn – một di tích nổi tiếng tại đây.
Trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với những thăng trầm của thời gian, thành cổ Đồ Bàn một thời huyền thoại giờ chỉ còn là phế tích. Đến thăm lại thành xưa, hẳn nhiều người cũng đều ngậm ngùi trước cảnh vật đổi sao dời. Nhà thơ Chế Lan Viên trong tập “Điêu tàn” nổi tiếng từng viết về di tích này: “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê”…
Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017
HẸN GẶP NHÉ, CHƯ ĐĂNG YA! (Bút danh Tư Hương)
(GLO)- Sáng nay, nhận được tin nhắn của bạn gửi về từ Phố núi Pleiku: “Đầu tháng 12 này, tại Gia Lai, lần đầu tiên Lễ hội hoa dã quỳ được tổ chức. Cậu có lên cùng mình được không?”. Không cần suy nghĩ, tôi trả lời lại ngay: “Chắc chắn mình sẽ lên. Lần này không lỡ hẹn cùng cậu và Gia Lai nữa đâu”.
Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017
Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017
GỬI VỀ CHƯ ĐĂNG YA (Bút danh Tư Hương)
(GLO)- Sáng nay, vào Gia Lai Online, được tin đầu tháng 12 tới tại quê nhà Chư Pah sẽ có Lễ hội hoa dã quỳ lần đầu tiên tổ chức, dù rằng biết tin muộn, nhưng trong lòng một người con xa quê như ta vẫn dâng tràn những niềm vui khó tả. Từ thành phố quê người, ta muốn viết đôi lời gửi về Chư Đăng Ya mà lòng mình yêu quý.
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017
YÊU THƯƠNG TỪ CHIẾC ĐỊU NÀY... (Bút danh Đàn Thượng)
(GLO)- Những người con Tây Nguyên chúng tôi lớn lên, khi đi xa, lại nghe nhớ về cao nguyên bazan đất đỏ, nhớ núi rừng thiêng, nhớ rẫy nương, nhớ a mí. Chúng tôi nhớ những điều bé nhỏ đơn sơ đã nuôi mình lớn lên. Nhớ cái gùi nhấp nhô trên lưng mẹ mỗi ngày. Nhớ quả bầu khô mẹ đựng hạt giống cho mùa tới. Nhớ cái địu đi cùng những năm tháng tuổi thơ…
Như trái ngô lớn lên từ bẹ ngô, chúng tôi lớn lên từ trên lưng mẹ, từ chiếc địu yêu thương mẹ địu lên nương rẫy mỗi ngày. Có thể với nhiều người, chiếc địu là một thứ đồ dùng bình thường. Nhưng với chúng tôi, chiếc địu còn hơn cả tổ ấm, người bạn ấu thơ. Chiếc địu là yêu thương từ khó nhọc của mẹ theo những tháng năm dài nuôi chúng tôi lớn khôn.
Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
ĐẾN NHA TRANG XEM MÚA CHĂM BÊN THÁP CỔ (Bút danh Phạm Tuấn)
Đến thăm thành phố biển Nha Trang của xứ “trầm hương” Khánh Hòa, du khách đừng quên ghé thăm một địa chỉ văn hóa nổi tiếng ở nơi đây là tháp Bà Po Nagar.
Đến tháp Bà, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc đền tháp tuyệt mỹ của người Chăm xưa mà còn được xem những điệu múa Chăm truyền thống.
ĐỪNG ĐỂ ĐIỆN THOẠI, MÁY TÍNH LÀM THAY VAI TRÒ CỦA BỐ MẸ (Tuấn Vũ)
Trong xã hội hiện đại, vì bận rộn công việc hoặc bị cuốn vào những mối quan hệ ngoài xã hội, dường như nhiều bậc cha mẹ ít dành thời gian cho con mình.
Thay vì chơi cùng trẻ, nhiều người lại giao cho con mình một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng và yên tâm rằng, với những thiết bị hiện đại này, con mình sẽ chẳng bao giờ phải buồn.
NHỚ THƯƠNG MÙA CỎ ĐUÔI CHỒN (Phạm Tuấn Vũ)
(GLO)- Sáng nay, gió mùa Đông Bắc tràn về, chợt nghe se sắt lạnh. Tôi biết lúc này, trên Cao nguyên mà tôi yêu quý, mùa khô đã bắt đầu về. Lúc này đây, trên miền thảo nguyên núi đồi ấy, trời cao và xanh hơn, nắng cũng đượm vàng và giòn hơn. Trên những triền đồi bát ngát, dọc những con đường đất đỏ mịn màng, cỏ cây bắt đầu thay màu áo mới. Bây giờ, chắc mùa cỏ đuôi chồn cũng đã về giữa lộng gió Cao nguyên…
Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017
VỀ CHƯ ĐĂNG YA ĐI ANH (Bút danh Tư Hương)
(GLO)- Về Chư Đăng Ya đi anh. Cách Phố núi Pleiku chỉ khoảng 30 km về phía Đông Bắc, Chư Đăng Ya có xa xôi gì mấy nếu đã đem lòng mến thương nhau.
Như viên ngọc bích lộ thiên giữa cao nguyên lộng gió, Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) xinh tươi suốt cả bốn mùa. Mùa này Chư Đăng Ya đẹp lắm, cỏ và hoa cứ quyện lấy chân người. Về Chư Đăng Ya đi, anh sẽ không còn phải nhọc công đi tìm một miền đất đẹp nào đó trên những nẻo đường thiên lý xa xôi.
Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017
Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017
VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA THIÊN ẤN (Bút danh Phạm Tuấn)
Đến Quảng Ngãi, sẽ chưa thật trọn vẹn nếu bạn chưa một lần lên núi vãn cảnh chùa Thiên Ấn. Đây là một trong những danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1990.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)