Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tạp bút HÀNG CAU TRƯỚC NGÕ (Bút danh Tư Hương)



Trước ngõ nhà tôi có hàng cau cao vút. Đó là hàng cau ngày trước nội trồng. Mười mấy năm rồi, cau cứ lên thẳng tắp một hàng, cho những buồng cau sai trĩu. Hơn mười mùa cau sai quả, là hơn mười mùa nội đã đi xa.

Ngày còn thơ dại, tôi hay theo nội ra đồng, thăm vườn. Bàn chân non bé nhỏ lon ton, cứ thế, tôi đi qua tuổi thơ trong bàn tay sần sùi thân thương của nội ngày nào. Nội tôi thích đi dạo, chăm sóc vườn và trồng cây. Người hay dẫn tôi theo, nói tôi nghe niềm vui chốn ruộng vườn, kể tôi nghe câu chuyện của các loài hoa cỏ và chỉ tôi cách trồng nhiều loại cây ăn quả, rau củ khác nhau. Hàng cau trước ngõ bây giờ là do nội và tôi trồng. Ngày ấy, tôi ngây thơ hỏi “trồng cau làm gì hả nội”. Nội xoa đầu tôi: “Để sau này cưới vợ cho cháu”. Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, tôi chẳng biết gì.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Tạp bút NÓN CỜI CỦA MẸ (Phạm Tuấn Vũ)




Có một chiều dạo quanh chợ, bạn muốn mua một chiếc mũ cho ngày nắng nhưng đắn đo nào là kiểu mẫu, sắc màu, kích cỡ, mốt thịnh hành và cuối cùng là giá cả. Bạn phải rất khó khăn để được sở hữu một chiếc mũ như ý mình, bởi thường thì chiếc này màu tươi lại hơi rộng, chiếc nọ vừa vặn thì vải không tốt, rồi chiếc kia xinh nhưng giá quá cao… Một chiếc mũ thôi nhưng cũng làm bạn phải bận lòng suy nghĩ, phân vân…

Tản văn THẤY DỪA LẠI NHỚ TAM QUAN... (Phạm Tuấn Vũ)



Tam Quan quê tôi xanh biếc bóng dừa. Dừa che mát những con đường làng quanh quanh đất mịn. Dừa men theo lối nhỏ dẫn về ngõ từng nhà. Dừa tỏa bóng xuống từng mặt ao, dòng suối. Dừa mọc đầu ngõ, trước sân. Dừa lớn lên trong vườn, ngoài ruộng. Ở quê tôi đi đâu cũng gặp bóng dừa.

Chẳng biết tự bao giờ, trên mảnh đất bao thế hệ cha ông tôi đã sống, cây dừa vươn cao vào xanh thẳm. Dừa hiền lành như bác nông dân quanh năm ruộng vườn. Dừa đủng đỉnh giữa trời, hiên ngang như người Tam Quan chân thành, cương trực. Với người quê tôi, dừa thân quen như láng giềng hàng xóm, tình nghĩa như người thân trong nhà, dừa gắn bó như tri âm tri kỷ.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

MỘT BÀI THƠ ĐẶC SẮC VỀ ĐỀ TÀI TÂY NGUYÊN… (Phạm Tuấn Vũ)


Trong những năm gần đây, đề tài Tây Nguyên được quan tâm nhiều hơn trong sáng tác văn chương với một số tác phẩm gây được ít nhiều sự chú ý từ dư luận. Ở địa hạt thơ, nhiều tác phẩm hay viết về Tây Nguyên đã ra đời, đem đến những góc nhìn và cảm xúc mới mẻ, độc đáo về đất và người cao nguyên nắng gió. Tạp chí Chư Yang Sin số xuân Ất mùi 2015 có đăng bài thơ Nét xuân Tây Nguyên. Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc về đề tài Tây Nguyên của Đặng Bá Tiến nói riêng, của thơ viết về đề tài này trong thời gian gần đây nói chung.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tạp bút NHỮNG LÁ THƯ CỦA CHA (Phạm Tuấn Vũ)



Cha tôi có một gia tài mà ông cất giữ cẩn thận. Đó là những lá thư đã theo ông hơn nửa cuộc đời. Những lá thư ấy là một phần cuộc sống, lưu giữ những kỷ niệm của nhiều chặng đường cha đã đi qua. Có những lá thư đã cũ, màu chữ phai mờ, có những lá thư không còn phong bao… tất cả đều được cha nâng niu, gìn giữ.

Tạp bút TÁT CÁ TRƯA HÈ (Phạm Tuấn Vũ)



Ngày nhỏ, cứ mỗi khi mùa hè về, bọn trẻ chăn trâu trong làng chúng tôi lại có những niềm vui ruộng đồng không sao quên được. Vui nhất là những trưa hè trời nắng chang chang, cả bọn thường đầu dầu rủ nhau ra đồng tát cá.

Đó là những trưa hè trời nắng gay gắt. Gió Lào thổi qua xơ xác cả cánh đồng cuối làng. Những thửa ruộng đã gặt xong nằm trơ gốc rạ khô khốc. Con kênh đầu ngõ và nhiều ao hồ bắt đầu cạn dần thành những vũng nước nhỏ. Đây là thời điểm tát cá thuận lợi nhất vì nước tát nhanh cạn và cá dễ bắt hơn. Cho nên trách sao ngày nhỏ, chẳng trưa nào là bọn tôi không trốn ngủ trưa để gọi nhau ra đồng.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Tản văn NGÀY CỦA MƯA NHIỀU (Bút danh Tư Hương)


Vào những ngày mưa nhiều, ta thường lười biếng hơn. Giấc ngủ đến vội vàng và sáng hôm sau chưa muốn ra khỏi chăn sớm. Thời gian trôi đi chậm và ta thấy nặng nề. Ngoài khung cửa sổ, mưa giăng kín trời, hàng cây đứng cúi đầu rũ rượi và con đường vắng người lại qua, vào những ngày mưa nhiều, ta thấy sao cuộc đời buồn tẻ thế.

Ngày mưa nhiều, vẫn tràn đầy niềm vui đó chứ. Bạn hãy tự pha cho mình một tách trà nóng, rồi vừa thong thả nhâm nhi, vừa đọc một cuốn sách nào bạn thích, bạn sẽ thấy lòng mình thôi hết những rối bời của những ngày có nắng, bạn tất tả với công việc bộn bề. Hương trà thơm cho tâm hồn bình tịnh và trang sách trên tay đưa bạn đến những chân trời.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Tạp bút QUA VƯỜN CHÈ NHỚ NỘI (Phạm Tuấn Vũ)



Thấm thoát đã hơn mười năm nội tôi về với cõi gió sương. Bà ra đi thanh thản giữa một chiều cuối đông, như chiếc lá trong vườn buông nhẹ về với cội cành. Hơn mười năm rồi, vườn chè của nội vẫn xanh. Cha giữ lại vườn chè nội trồng ngày trước như là kỷ niệm để nhớ về bà.

Bà nội bảo đó là vườn chè của ông cố để lại. Nên có những năm dù đói kém, túng quẫn thế nào, bà cũng quyết không bán vườn chè. Qua đi những tháng ngày lam lũ, vườn chè của nội cứ mãi xanh tươi. Nội vun vén từng gốc chè, sửa sang lại hàng giậu. Cả một đời lặng thầm, những yêu thương bà gửi vào vườn chè xanh tốt, như mơ ước mai này con cháu hạnh phúc ấm êm.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 TRONG CẢM HỨNG THƠ CA (Bút danh Tư Hương)


Trong tiến trình thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, cảm hứng tự hào về Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 luôn có một vị trí quan trọng với nhiều tác phẩm hay được tiếp nối qua các thời kỳ.

Ngay sau ngày 2-9-1945, trong niềm vui bất tận, Xuân Diệu nhanh chóng đến với thơ ca cách mạng và hân hoan chào đón nước Việt Nam mới bằng trường ca Ngọn quốc kỳ. Qua biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc được tập trung khắc họa, ông bày tỏ niềm vui sướng, hạnh phúc, nồng nhiệt trước sự “tái sinh” màu nhiệm của dân tộc bằng những vần thơ nồng nàn, say mê: “Gió reo! Gió reo! Gió Việt Nam reo!../Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng!/Những ngực nén hít thở ngày độc lập/Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp” (Ngọn quốc kỳ).

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

ĐỪNG ĐỀ CÔNG VIÊN THÀNH... "HOANG VIÊN" (Phạm Tuấn Vũ)



Được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2008, công viên Đống Đa (ở phường Thị Nại, TP Quy Nhơn) là một trong những công viên đẹp và có vốn đầu tư lớn của Quy Nhơn.

Thời gian gần đây, do thiếu quản lý, chăm sóc, công viên gần như nằm trong tình trạng bị bỏ hoang: cây, cỏ dại mọc um tùm, hoa và cây cảnh không được chăm tưới, cắt tỉa, bao bì ni lông, rác thải vất vưởng khắp nơi, nhiều hạng mục công trình xuống cấp, bị phá hoại (một số ghế đá bị nứt bể, tượng bị sứt mẻ, gạch lát bị bong tróc, đài phun nước tù đọng, đèn chiếu sáng không hoạt động)... Công viên dường như đang dần trở thành… “hoang viên”, không những gây mất mỹ quan đô thị mà vì hoang vắng, công viên thường xuyên trở thành địa điểm tụ tập, đánh nhau, gây rối của một số thanh thiếu niên, khiến nhiều người e ngại, bất an.

Thiết nghĩ, có địa thế đẹp, lại được đầu tư lớn, công viên Đống Đa cần được phát huy tối đa giá trị của nó. Đề nghị cơ quan chức năng và đơn vị quản lý sớm có biện pháp khắc phục tình trạng bị bỏ hoang, trả lại mỹ quan cho công viên.

Phạm Tuấn Vũ
Bài đã đăng trên Báo Bình Định


Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Tản văn CON ĐƯỜNG LÀNG (Bút danh Tư Hương)


Có một con đường làng, suốt đời nằm im dưới bóng hàng tre, mịn màng đất cát, như dải lụa mềm ôm lấy bờ cỏ hồ ao, vắt ngang cánh đồng lúa non, ghé qua từng con ngõ, vào thăm từng ngôi nhà. Con đường làng đưa người dân quê ra đồng, lên chợ, đến nhà thăm nhau, nối bền yêu thương nghĩa tình làng xóm, con đường làng đã hóa nên thân quen với thôn xóm chẳng biết từ thuở bao giờ, như một phần không thể nào thiếu được.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Tản văn NGÀY CỦA MƯA NHIỀU (Bút danh Tư Hương)




Vào những ngày mưa nhiều, ta thường lười biếng hơn. Giấc ngủ đến vội vàng và sáng hôm sau chưa muốn ra khỏi chăn sớm. Thời gian trôi đi chậm và ta thấy nặng nề. Ngoài khung cửa sổ, mưa giăng kín trời, hàng cây đứng cúi đầu rũ rượi và con đường vắng người lại qua, vào những ngày mưa nhiều, ta thấy sao cuộc đời buồn tẻ thế.

VỀ QUY NHƠN THĂM TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO (Phạm Tuấn Vũ)


Tọa lạc bên cửa biển Quy Nhơn, nằm trên đồi Hải Minh thuộc bán đảo Phương Mai, tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo không chỉ là niềm tự hào mà còn được xem là ngọn hải đăng trong lòng mỗi người dân thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định).

Tính đến nay, tượng Đức thánh Trần tại Quy Nhơn đã có tuổi đời hơn 40 năm. Tượng được khởi công xây dựng năm 1972, hoàn thành năm 1973, do kiến trúc sư Đàm Quang Việt thiết lập đồ án và điêu khắc, Giám đốc công trường Mai Trọng Truật trợ giúp thi công.

THÁP ĐÔI – CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CHĂM ĐỘC ĐÁO Ở QUY NHƠN (Phạm Tuấn Vũ)



Có người cho rằng: gương mặt của Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) là biển, cốt cách Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn là di tích tháp Đôi.

Về thăm Quy Nhơn, hẳn rằng ai cũng được nghe những câu ca dao mà người dân phố biển nơi đây yêu thích, thuộc lòng: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình.Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng… Tháp Đôi trong các câu ca dao trên chính là một công trình kiến trúc độc đáo, dấu tích văn hóa Chăm còn lại khá nguyên vẹn trên đất Quy Nhơn ngày nay.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Tản văn THƯƠNG LẮM DỪA ƠI... (Phạm Tuấn Vũ)


Chẳng biết từ khi nào, tôi rất thích và thuộc lòng những vần thơ ngọt ngào, tha thiết trong bài “Dừa ơi” của nhà thơ Lê Anh Xuân: Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ/ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ/ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió/ Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?...”. Có lẽ bởi cây dừa thân thiết với tuổi thơ tôi.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Tản văn THƯƠNG BẾP LỬA CHIỀU ĐÔNG (Bút danh Tư Hương)



Có những chiều đông rất buồn. Quê tôi chìm trong màn mưa giăng kín núi rừng. Mưa triền miên không dứt, như rót vào lòng người những nỗi buồn miên man. Nhà tôi ngày ấy mùa mưa nào cũng giọt, vách phên tre gió lọt lạnh lùng. Gió mùa Đông bắc tràn về, thổi run run những bàn tay lạnh, ba tôi lại ngồi nhóm bếp chiều đông.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Tạp bút NHỚ HOÀI BÁT NƯỚC CHÈ XANH (Bút danh Tư Hương)


Xa quê lên thành phố học rồi đi làm, đã lâu rồi chỉ có nước lọc, thỉnh thoảng uống cà phê, nước ngọt hoặc bia, tự nhiên thấy thèm cái vị chát se se đầu lưỡi của bát nước chè xanh nơi quê nhà.

Quê tôi xa tít tắp nơi những cánh rừng xanh thẳm và những ngọn núi cao trập trùng. Ở nơi ấy, người quê tôi từ bao đời sống hiền hòa với cỏ cây, sông suối. Và những vườn chè người dân quê tôi rất nâng niu. Không mấy khi người ta đốn vườn chè, nếu chẳng phải vì việc quan trọng, cây chè nào mọc lên người quê tôi cứ để tự nhiên. Khi cây lớn, người trong làng ra hái về đun nước uống.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Tản văn KHI PHỐ LÊN ĐÈN (Bút danh Tư Hương)



Có một chiều thôi bận bịu, ta lang thang xuống phố, ngồi ở một ghế đá vỉa hè hay mỗi quán cóc nào đó thân quen. Ta hãy gác lại những lo toan bề bộn, cất đi những lo lắng ưu tư, cứ để cho lòng mình miên man vô định, ta ngồi ngắm phố xá lên đèn…

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Tạp bút PHỐ TRONG TÔI (Bút danh Tư Hương)



Thành phố trong suy nghĩ của nhiều người phải là những tòa nhà cao ngất, những con đường trải nhựa thẳng tắp và rộng thênh thang, những dòng người xe nhộn nhịp bất kể đêm ngày hay những ánh đèn màu lung linh rực rỡ trên các bảng hiệu,… Nhưng với tôi, phố gần gũi lắm, đơn sơ mà thân thuộc, như quê hương, như nơi chốn đi về.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Tản văn ÊM ÊM CHIỀU HẠ (Bút danh Tư Hương)


Có những chiều mùa hạ êm ả, quê tôi yên bình như trong khúc hát dân ca. Đó là những chiều mùa hạ của tuổi thơ, của một thời đầu trần chân đất, của quê nghèo ngày xưa bây giờ sao mà khó trở về tìm lại được…

Làng tôi nho nhỏ nằm tận phía cuối cánh đồng. Ở nơi ấy, người quê tôi bao đời này sống thật thà, chất phác bên thửa ruộng bờ tre. Cũng ở nơi ấy, tôi đã lớn, đi qua tuổi thơ với những tháng ngày êm ả bên cánh diều mỗi chiều mùa hạ, bên những đứa bạn chăn trâu bắt cá một thời, bên những con người thân thuộc, bên thôn làng với biết bao kỷ niệm yêu thương.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Tản văn NHỚ NHỮNG MÙA GẶT (Bút danh Tư Hương)



Khi nắng bắt đầu chói chang trên những con đường cát trải, gió lào bắt đầu thổi những đợt nóng và khô cũng là lúc bông lúa trên đồng ngả màu vàng óng. Người dân quê tôi lại tất bật chuẩn bị cho mùa gặt.

Tạp bút LŨY TRE LÀNG (Bút danh Hùng Cường)




Làng tôi nằm ven sông, hai bên bờ có hàng tre do ông tôi, cha tôi và các bác trong làng trồng để giữ đất không bị sạt. Qua bao mùa mưa nắng, dòng sông bên lở bên bồi, lũy tre làng tôi vẫn tỏa bóng mát xanh, hiên ngang vươn lên giữa trời cao vút, rễ cắm sâu bám chặt từng tấc đất quê hương.

Tạp bút NHỚ PHAN RANG (Bút danh Tư Hương)



Đã lâu rồi tôi chưa trở lại Phan Rang, thành phố xinh đẹp nằm ở Duyên hải miền Trung, nơi gắn với nhiều kỷ niệm thân thương của những ngày đi làm sau khi tốt nghiệp đại học…


Đó là khoảng thời gian từ năm giữa 2008 đến cuối năm 2010. Sau khi tốt nghiệp ngành Hải sản, tôi xin về làm cho một công ty chế biến và xuất khẩu hải sản tại Phan Rang. Gần ba năm trời ở đây, tôi thuộc hết từng con đường, đi gần hết những con hẻm của thành phố gắn với thành phố. Quê tôi không phải ở Ninh Thuận, tôi người Quảng Nam. Nhưng từ những năm tháng đi làm ấy, và cho đến bây giờ dù chưa một lần trở lại thành phố của ngày ấy, tôi vẫn xem Phan Rang như quê hương thứ hai của mình.

Tản văn VỀ NGHE RƠM RẠ SAU MÙA (Phạm Tuấn Vũ)





Một chiều chớm hạ. Vạt mây lơ lửng cuối trời. Tôi về thăm quê một người bạn thân, đi giữa đường làng rợp bóng tre xanh và phủ kín rơm vàng. Rơm trải đầy khắp lối, nồng nàn thơm mùi đồng nội. Bao nhiêu kỷ niệm êm đềm ngày xưa theo con đường làng vàng rơm mới chợt về.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

ĐỪNG "CƯỚP" MẤT MÙA HÈ CỦA CÁC EM (Bút danh Tư Hương)


Ai từng là học sinh, mỗi lần nhìn thấy hoa phượng đỏ thắm sân trường hay nghe tiếng ve kêu râm ran trong tán lá, chắc cũng nghe lòng giục giã, háo hức đợi hè.

Đối với lứa tuổi học sinh, ba tháng hè thật ý nghĩa. Đó là khoảng thời gian khá dài các em được… tạm quên sách vở và các nhiệm vụ học hành căng thẳng, được thoải mái vui chơi, được về quê thăm người thân, ông bà, được thỏa chí thực hiện những kế hoạch mà mình dự định từ trước.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Tạp bút QUÀ TRUNG THU GỬI BỐ Ở TRƯỜNG SA (Phạm Tuấn Vũ)



Lại một mùa Trung thu nữa sắp về, nơi đảo xa ấy bố có nhớ gia đình mình, có nhớ con không? Ở quê, mỗi đêm con vẫn thường ngồi ở đầu sân, ngước nhìn lên bầu trời cao có ông trăng tròn sáng rõ. Con nhớ bố, và biết rằng những lúc ấy bố đang giữa biển trời đứng gác, cũng hướng mắt về vầng trăng lấp lánh giữa trùng khơi và lòng đang hướng về quê nhà nơi đất liền cách xa hàng trăm hải lý.

Tạp bút RAU QUÊ NGỌT LÀNH (Phạm Tuấn Vũ)




Ngày nhỏ, tuổi thơ khó nghèo, bữa cơm mẹ nấu thường chỉ có vài món đạm bạc. Không thịt cá ê hề như bây giờ, bữa cơm ngày xưa chỉ có những món đơn sơ từ trái trong vườn, rau ngoài ruộng. Vậy mà qua bàn tay thương yêu của mẹ, tôi đã có những bữa cơm với rau bí quanh nhà ngon đến lạ kỳ, những bữa cơm thơm thảo hương vị đồng quê không bao giờ tìm lại được.

Tản văn NGÔI NHÀ NGÀY XƯA (Phạm Tuấn Vũ)




Ngôi nhà của ngày xưa không còn nữa. Nó đã cũ và được cha thay thế bằng ngôi nhà mới. Cũng lâu lắm rồi từ ngày lớn lên, tôi không còn gặp lại ngôi nhà của tuổi thơ. Nhưng bóng dáng ngôi nhà của một thời thơ bé vẫn in đậm trong tôi, đẹp lung linh như những miền ký ức, vẫn vẹn tròn trong nỗi nhớ khôn nguôi...

Tản văn VỀ DƯỚI MÁI HIÊN NHÀ (Phạm Tuấn Vũ)



Mái hiên nhà mẹ lợp bằng cỏ tranh, mái không cao nhưng thoáng. Có một thời thơ dại, tuổi thơ ngủ vùi trong ký ức êm đềm dưới mái cỏ tranh. Để đi qua nhiều mưa nắng, những lúc thấy mệt nhoài giữa cuộc đời rộng lớn, lại về với mái hiên nhỏ nằm trên võng đu đưa...

Tản văn CHIỀU QUÊ YÊN BÌNH (Bút danh Tư Hương)




Có những chiều thật mệt mỏi, phố người đông và còi xe inh ỏi, tan việc chỉ muốn chạy thẳng về nhà. Những chiều như thế, lại muốn về giữa đồng quê, ngồi trước ngõ nhà mà hóng gió ngoài sông thổi vào mát rượi, lang thang ra bờ kênh nghịch nước với đám trẻ chăn trâu. Ở mãi nơi thành phố tất bật, những chiều quê yên bình cứ thế xa dần…

Tản văn ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI (Bút danh Tư Hương)




Có hàng trăm con đường. Có con đường đưa ta lên non cao, đưa ta về biển rộng. Có con đường dẫn ta qua những miền quê, đưa ta tới thăm nhiều xứ sở. Có con đường rải nhựa thật êm, hai bên đường lung linh đèn sáng. Nhưng không gì thân thương bằng con đường xóm nhỏ đưa ta về quê ngoại yên bình.

Tạp bút CHA TÔI LÀ LÍNH ĐẢO (Bút danh Tư Hương)




Nhiều người bảo tôi thiệt thòi hơn với bạn cùng trang lứa, bởi ai cũng được cha quan tâm, lo lắng mỗi ngày, còn tôi không có cha ở bên cạnh. Cha tôi là lính đảo, mỗi năm chỉ về phép được một lần. Từ nhỏ đến giờ, số lần tôi gặp cha bằng đúng số tuổi. Vậy mà trong tâm trí tôi, gương mặt và dáng dấp của cha, tôi nhớ rõ như in. Với tôi, cha bao giờ cũng là người anh hùng với tất cả những gì tự hào, yêu quý nhất.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Tạp bút MẸ VÀ BIỂN (Bút danh Hương Lài)




Nếu ai đó hỏi tôi về mẹ, tôi sẽ trả lời người hiền từ, rộng lượng như biển khơi. Nếu có ai hỏi tôi về biển, tôi bảo rằng biển dịu dàng, nhân hậu như chính mẹ trên đời…

Cả một đời, mẹ nhọc nhằn tần tảo. Cả một đời, mẹ lặng thầm, cần mẫn như từng đợt sóng nhẹ mỗi lúc triều lên. Mẹ trong tôi là mặt biển xanh êm đềm bên bờ cát trắng với từng con sóng hiền hòa nhẹ vỗ ru bờ cho những ước mơ tôi…

Tạp bút 8-3 NHỚ MẸ (Bút danh Hùng Cường)




Chiều nay, đứa bạn trọ cùng phòng xếp đồ tranh thủ về quê. Nó bảo đi làm mấy năm trời, chưa có ngày 8/3 nào về, lễ năm nay trúng chủ nhật phải tranh thủ về thăm mẹ. Nhà nó có 8 anh chị em, nó là con thứ, mẹ nó bây giờ cũng đã già rồi. Chở nó ra trạm xe buýt, khi xe lăn bánh rồi, một mình lủi thủi đạp xe về phòng mà nghe lòng buồn rười rượi. Mình cũng gần chục ngày 8/3 không về với mẹ rồi còn gì.

Tạp bút THÁNG TƯ TỰ HÀO (Bút danh Hương Lài)


Mỗi độ tháng tư về, trong tôi lại ngập tràn bao cảm xúc miên man. Giở từng trang sách lịch sử, đứng trên lớp giảng cho các em về ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi thường nhớ về cha mẹ tôi…

Tạp bút THÁNG TƯ CỦA MẸ (Bút danh Hương Lài)


Mỗi lần đi qua tháng tư, không hiểu sao tôi lại nghĩ về mẹ nhiều hơn. Cũng như bao người mẹ quê nghèo khác, mẹ tôi tần tảo sớm hôm với ruộng đồng bếp núc, quanh năm không có lấy được một ngày nghỉ ngơi. Tháng nào với mẹ cũng bao nhiêu vất vả. Nhưng trong mười hai tháng một năm, tháng tư trong tôi khi nhớ về mẹ bao giờ cũng gợi lên nhiều cảm xúc khó nói thành lời.

Tản văn VU LAN NHỚ MẸ (Bút danh Tư Hương)


Không phải đến mùa Vu lan tôi mới nghĩ về mẹ. Nhưng thật sự cứ mỗi mùa Vu lan về, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn. Nhiều năm đi xa, tôi chẳng mấy khi ở nhà với mẹ. Mẹ ngày một già đi, tôi thì cứ đi xa mãi…

Tạp bút VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ (Bút danh Tư Hương)


Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp 20 tháng 11 tôi đều sắp xếp về quê thăm lại ngôi trường cũ nơi tôi gắn bó những năm tháng đầu đời của một thời học sinh áo trắng. Với tôi, được về với nơi cho mình những nét chữ đầu đời, chắp cánh cho những ước mơ của mình bay bổng, là một niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ.

Tạp bút XÔN XAO TẾT VỀ (Bút danh Tư Hương)



Vẫn biết một năm bốn mùa, xuân hạ thu đông lần lượt đi qua bánh xe thời gian cứ quay đều bất tận. Vẫn biết hết mùa đông lạnh là đến xuân nắng ấm đẹp tươi. Vẫn biết năm hết thì tết phải đến, tết về rồi tết đi. Vậy mà sao cứ mỗi lần xuân sang tết về, trong lòng ta lại nghe hân hoan vui sướng, nghe gọi về bao cảm xúc rạo rực, xôn xao…

Tản văn NHỮNG CHIỀU MÙA ĐÔNG (Bút danh Trúc Chi)




Có những chiều như buổi chiều nay, trời mưa không ngớt, cả thành phố chìm trong lạnh vắng. Ngoài đường mưa triền miên người qua rất vội, những hàng cây đứng lặng lẽ cúi đầu. Xa quê đã lâu, chợt lòng mình thấy lạnh, bỗng nhớ về bếp lửa ngày xưa. Quê nhà bây giờ cũng vào mùa mưa rồi, không biết chái sau nhà cha đã lợp lại tôn chưa…

Tản văn NỒNG NÀN TRO BẾP (Bút danh Trúc Chi)


Cuộc sống hiện đại ngày nay chiếc bếp gas, bếp từ tiện dụng đã thay thế dần những gian bếp củi và nhiều người có thể không hình dung ra được gian bếp lấp láp tro tàn, nhọ nồi vương khắp nơi.
Thế nhưng ở làng tôi, gian bếp củi ấy vẫn còn gắn bó với từng nhà. Mẹ tôi đã sắm bếp gas nhưng vẫn giữ lại bếp củi ở một góc nhà để đun nước sôi hằng ngày, cũng là để giữ lại kỷ niệm về gian bếp củi lem luốc một thời đã ấp iu, giữ gìn ngọn lửa hồng đi qua những năm tháng vất vả khó nghèo của gia đình tôi. Với riêng tôi, gian bếp của những nắm tro nồng nàn bao giờ cũng đượm trong nỗi nhớ về quê nhà, về tuổi thơ êm đềm nơi xóm nghèo có mái nhà tranh, có hình bóng mẹ và gian bếp tỏa khói lam chiều…

Tạp bút ĐẾN LẦU ÔNG HOÀNG NHỚ HÀN MẶC TỬ (Bút danh Tư Hương)



Mỗi lần đến với Phan Thiết, tôi đều ghé thăm lầu Ông Hoàng, di tích nổi tiếng của Bình Thuận từng đi vào những vần thơ tuyệt diệu của chàng thi sĩ tài hoa nhưng mệnh bạc Hàn Mặc Tử.

Tạp bút THƯƠNG NỒI CƠM CỦI (Bút danh Trúc Chi)



Cuộc sống bây giờ đã phát triển hơn, trong gian bếp mỗi nhà, chiếc nồi cơm điện tiện dụng đã không còn xa lạ. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc hình ảnh gian bếp củi lấm láp tro bụi sẽ vắng dần và một ngày nào đó sẽ không còn nữa. Và nồi cơm nấu bằng củi đun phải hì hục cả buổi trong bếp, nấu khó ngon mà không khéo thì tay dính đầy nhọ, chắc người ta cũng sẽ dần quên...

Tạp bút YÊU CÂY THANH LONG QUÊ MÌNH (Bút danh Tư Hương)




Mỗi quê hương, vùng miền đều có một vài loài cây đặc sản. Bình Định có dừa, Đắt Lắt có cà phê, Gia Lai hồ tiêu, Bến Tre măng cụt, Hải Dương có vải thiều… Bình Thuận mình có trái thanh long.

Tạp bút LÚA ĐÃ VÀNG BÔNG (Bút danh Trúc Chi)



Chiều cuối tuần, tạm xa thành phố một hôm, về thăm quê đứa bạn. Dọc theo Quốc lộ 1 hơn nửa tiếng đồng hồ rồi rẽ lối vào con đường bê tông nhỏ, bạn tôi chỉ tay xa xa về phía cuối cánh đồng, nơi những ngọn tre thấp thoáng trong bóng chiều dần xuống và những cánh cò nhẹ vỗ bay về, là quê nhà của bạn.

Tản văn GÁNH RAU CỦA BÀ (Bút danh Trúc Chi)



Suốt một đời bà tôi chỉ có gánh hàng rau. Ông mất sớm, bà một mình tần tảo nuôi mẹ và các dì của tôi. Nhà nghèo, ruộng vườn chẳng có bao nhiêu, con lại đông, một thân bà gánh mớ rau sớm chiều ra chợ, đi khắp cả làng đổi gạo nuôi con. Mẹ tôi là con gái út của bà, đến khi mẹ đi lấy chồng, bà vẫn gánh hàng rau đi qua mưa nắng, để lo cho cả lũ cháu nhỏ chúng tôi.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Tạp bút DIỀU GIẤY TUỔI THƠ (Phạm Tuấn Vũ)



Tuổi thơ ai có cánh diều đẹp xinh căng gió. Tuổi thơ tôi và lũ bạn quê ngày ấy chỉ có những con diều nho nhỏ tự tạo và chẳng bao giờ bay cao lên được. Vậy mà bao năm tháng rồi, cánh diều vụng về của một thời đầu trần chân đất ấy vẫn chấp chới hoài trong những giấc mơ.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Tản văn BẰNG LĂNG (Phạm Tuấn Vũ)


Tháng năm đến rồi đó. Những con đường với bằng lăng tím ngát. Hoa dịu dàng một khoảng trời riêng. Hoa rợp mát một con đường nhỏ. Hoa rải đầy hè phố chiều về nhẹ gót chân em.

Bằng lăng nở vừa lúc hè sang. Không ồn ào như trăm hoa đua nở mùa xuân, không hối hả như phượng vỹ thắp lửa mùa hạ nồng đượm, bằng lăng lặng lẽ xuất hiện cuối bản hoan ca giao mùa như một nốt trầm lặng lẽ. Không rực rỡ, kiêu kỳ, cũng chưa từng cao sang, đài cát, hoa chọn cho mình một sắc rất riêng, âm thầm tím biếc một màu, thương nhau nên cứ trước sau chung tình. Người ta nói hoa buồn là vậy.