Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

KHÔNG PHẢI MỌI THỨ ĐÊU IN NGHIÊNG


Khi trích dẫn một câu nói, tên hoặc một đoạn của tác phẩm, người ta thường để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng (tên tác phẩm còn có thể in đậm, in đậm nghiêng; từ đây xin gọi chung là in nghiêng). Điều này nhằm tạo dấu hiệu phân biệt đối tượng trích dẫn với phần còn lại của văn bản chứa những đối tượng đó.

Khi thực hiện điều này, nhiều người phạm một lỗi hình thức rất sơ đẳng là in nghiêng luôn cả dấu câu. Ví dụ: 1. Nguyễn Du để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; 2. M. Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”.

Trong hai ví dụ trên, tên các tác phẩm của Nguyễn Du và câu nói của Gorki là đối tượng được trích dẫn, do đó, bắt buộc phải có một dấu hiệu khác để phân biệt (in nghiêng). Trong khi đó, các dấu phẩy, ngoặc kép, ngoặc đơn (để bao chứa hoặc ngăn cách các đối tượng được trích dẫn) không phải là đối tượng được trích dẫn mà là những bộ phận bình đẳng với các bộ phận khác của văn bản. Cho nên, những dấu câu này bắt buộc phải viết bình thường (in đứng như những dấu câu khác). Chỉ in nghiêng để phân biệt khi các dấu câu này nằm bên trong, là một phần của đối tượng trích dẫn.

ThS. PHẠM TUẤN VŨ
Đăng trên mục "Chữ & Nghĩa", báo Bình Định ngày 19.4.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét