Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH HÁN VIỆT Ở QUẢNG NAM


AI LÀ ĐỆ TỬ LƯU LINH ?


Phần lớn người Việt - khi nói cũng như viết - đều hiểu “đệ tử Lưu Linh” là những người hay uống rượu, thậm chí là nghiện rượu, không phải là nhân vật tích cực. Vậy, “Lưu Linh” là ai?

Ngữ liệu trên vốn là một điển tích bắt nguồn từ lịch sử Trung Hoa. Vào cuối đời Ngụy đầu đời Tấn có một người là Lưu Linh. Ông tự Bá Luân, một trong bảy thành viên của “Trúc Lâm thất hiền” - nhóm những học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

PHÂN BIỆT "KỶ" VÀ "KỸ"


Rất nhiều người viết sai “kỷ niệm” thành “kỹ niệm”, “kỷ luật” thành “kỹ luật”, “kỹ năng” thành “kỷ năng”… vì không phân biệt được “kỷ” và “kỹ” (vì có âm đọc gần nhau). Vậy, làm thế nào để không nhầm lẫn giữa hai từ này?

Trong tiếng Việt, “kỷ” và “kỹ” có nhiều từ. Trong đó, hầu hết đều là từ Việt gốc Hán. Có thể nêu ra một số trường hợp phổ biến như:

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

NGÕ QUÊ THƯƠNG NHỚ


(Báo Quảng Ngãi)- Giữa trăm nghìn con đường lớn nhỏ đã đi qua, tôi vẫn thương nhớ mãi con ngõ trước nhà. Có thể bởi lâu rồi, mãi xa quê tôi chưa về lại con ngõ cũ. Mà cũng bởi nơi ấy tôi có cả khung trời tuổi thơ đầy kỷ niệm.

Tôi chắc rằng, trong ký ức thơ trẻ của mỗi người, ai cũng có một khu vườn nho nhỏ bình yên rộn tiếng chim ca mỗi sớm, một bậc thềm, một góc sân bạc màu rêu năm tháng rộn tiếng cười vui cùng bao trò chơi mỗi chiều. Ai cũng có một con ngõ thân quen đi về hôm sớm...

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

THƯƠNG TRÁI SIM RỪNG


(GLO)- Làng tôi xa lắc nơi những cánh rừng trải dài bất tận về phía chân trời và trước mặt là những ngọn đồi thoai thoải, mùa xuân lan tràn hoa cải tàu bay trắng hồng và mùa hè hoa mua, hoa sim dệt những vùng tím biếc. Nơi ấy tôi lớn lên, đi qua tuổi thơ bằng những tháng ngày êm ả có tiếng sơn ca gọi nắng về cho bầu trời xanh và cao hơn, có những loài hoa, quả dại nơi miền sơn cước mà những năm tháng đầu trần chân đất cứ mải mê đi kiếm tìm…

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

VỀ QUẢNG NAM THƯỞNG THỨC CÁ CHUỒN KHO MÍT NON


Người dân Quảng Nam có câu: “Ai về nhắn với bạn nguồn/ Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên”. Cá gửi lên, mít gửi xuống là để cả hai miền xuôi ngược đều có thể làm món cá chuồn kho mít non, món ăn nổi tiếng của người xứ Quảng.

Vào tháng ba, tháng tư âm lịch, khi mùa hè bắt đầu sang cũng là thời điểm cá chuồn vào mùa, mít bắt đầu cho trái. Đây cũng là lúc trên mâm cơm hằng ngày của người dân xứ Quảng thường xuyên xuất hiện món cá chuồn kho mít non, món ăn dân dã nhưng thơm ngon mà người dân nơi đây rất ưa thích.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Giấy mời Hội thảo NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC QUẢNG NAM...


KHÔNG PHẢI MỌI THỨ ĐÊU IN NGHIÊNG


Khi trích dẫn một câu nói, tên hoặc một đoạn của tác phẩm, người ta thường để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng (tên tác phẩm còn có thể in đậm, in đậm nghiêng; từ đây xin gọi chung là in nghiêng). Điều này nhằm tạo dấu hiệu phân biệt đối tượng trích dẫn với phần còn lại của văn bản chứa những đối tượng đó.

Khi thực hiện điều này, nhiều người phạm một lỗi hình thức rất sơ đẳng là in nghiêng luôn cả dấu câu. Ví dụ: 1. Nguyễn Du để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; 2. M. Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

LÊN PHỐ NÚI THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ SẠCH (Bút danh Tư Hương)



(GLO)- Có thể bạn không thích cà phê rang xay vì cho rằng nó không đậm đà như cà phê trộn quen thuộc. Nhưng nếu bạn lên Phố núi Pleiku như tôi, bạn sẽ phải thay đổi ngay quan niệm này.

Nếu như ở nhiều nơi, cà phê rang xay mới xuất hiện nhiều gần đây thì ở Pleiku, cà phê rang xay đã có mặt từ khá lâu và phổ biến với hầu như tất cả công dân Phố núi. Ở Pleiku, người ta chuộng cà phê rang xay hơn cả.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

VỀ XỨ MÍA XUÂN PHỔ (Bút danh Tư Hương)


Ca dao Quảng Ngãi có câu: “Chim mía Xuân Phổ/Cá bống sông Trà/Kẹo gương Thu Xà/Mạch nha Thi Phổ”. Xuân Phổ không chỉ là vùng đất thép anh hùng mà còn nổi tiếng là một trong những vựa mía lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo địa giới hành chính hiện nay, Xuân Phổ là tên gọi chung của hai thôn Xuân Phổ Đông và Xuân Phổ Tây thuộc xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Trước năm 1945, xã Nghĩa Kỳ gồm các làng Xuân Phổ và An Hội thuộc phủ Tư Nghĩa. 

VỀ MỘT HÌNH VỊ "HỒNG"


Trong tiếng Việt, có nhiều từ mang hình vị (đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có nghĩa) “hồng” được vay mượn từ tiếng Hán. Trong đó, có không ít từ khiến nhiều người không hiểu hoặc nhầm lẫn về nghĩa. Nguyên nhân chính là ở hình vị “hồng”.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

"HẬU TẠ" LÀ GÌ?


Xem những mẩu tin tìm người thân, tìm giấy tờ đánh rơi trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thường gặp ở cuối mẩu tin ấy câu “Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ”. Trong câu này, “hậu tạ” có nghĩa là gì?

Hầu như ai cũng cho rằng “hậu tạ” là “cảm ơn sau, tạ ơn về sau” (hậu= sau; tạ = cảm ơn). Đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Bởi “hậu tạ” có nghĩa khác hoàn toàn. 

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

LÀM KHÁCH TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG...


THĂM NGÔI CHÙA KHMER LÂU ĐỜI NHẤT BÌNH PHƯỚC (Bút danh Phạm Tuấn)


Chùa Sóc Lớn được xem là ngôi chùa Khmer lâu đời và nổi tiếng nhất ở tỉnh Bình Phước.

Chùa thuộc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh). Tên gọi Sóc Lớn của chùa là do dân gian gọi từ tên phum sóc nơi chùa tọa lạc. Ban đầu khi mới được thành lập, chùa có tên theo tiếng Pili là Rajamahajetavana Rama (nghĩa là “chùa do Trưởng giả Cấp cô độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại xây dựng và dâng cúng đức Phật”).

ĐỘC ĐÁO BÚN TÔM BÌNH ĐỊNH


Về Bình Định, ngoài bánh hỏi và bánh ít lá gai trứ danh, du khách còn được thưởng thức đặc sản bún tôm, món ăn độc đáo của người dân xứ võ.

Nguyên liệu chính của món bún tôm là bún và tôm nhưng mỗi thứ đều mang một nét lạ riêng. Tôm để chế biến bún tôm phải là tôm đánh bắt từ đầm Trà Ổ (còn gọi là đầm Châu Trúc) thuộc huyện Phù Mỹ. Trà Ổ là đầm nước ngọt lớn nhất Bình Định. Ở đầm này có loài tôm đất nhỏ nhưng thịt săn chắc và rất ngọt. Người dân sống quanh đầm chủ yếu làm nghề đánh bắt tôm cá. Món bún tôm nổi tiếng xứ Nẫu ra đời trên chính vùng đất này.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

"THU GIÁ" LÀ... THU CÁI GÌ?


Hiện nay, khi qua các trạm BOT, ta dễ dàng bắt gặp các cụm từ “trạm thu giá”, “làn thu giá”. Vậy, “thu giá” là gì?Trước đây, từ được dùng là “thu phí”. Từ ngày 1.1.2017, từ này được thay bằng khái niệm “thu giá”. Theo Bộ GTVT, cả hai khái niệm này có cùng một nội hàm, đều chỉ việc thu phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho các dự án BOT giao thông.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

LÊN PHỐ NÚI THƯỞNG THỨC BÚN MẮM CUA (Bút danh Phạm Tuấn)


(GLO)- Lên Phố núi Pleiku, tôi được thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng. Ngoài phở khô, cơm lam, gà nướng… là những món ăn trứ danh của Gia Lai, tôi còn được thưởng thức một đặc sản nữa là món bún mắm cua.

Tôi ăn bún mắm cua lần đầu tiên ở quán 87 đường Phan Đình Phùng. Tôi tìm đến món ăn này chủ yếu là để thỏa trí tò mò. Trước khi đến với Pleiku, tôi được bạn bè giới thiệu rất nhiều về món ăn “nghe là ghê, ăn là mê” này nên quyết tâm tìm ăn cho biết. Ban đầu tôi cũng chỉ định ăn thử một lần, vì những món ăn thuộc “dòng” mắm nói thật là tôi không thích lắm.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

VỀ QUY NHƠN VIẾNG HÀN MẶC TỬ (Bút danh Tư Hương)


(GLO)- Có dịp về thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, du khách hãy một lần lên đồi Thi Nhân, rồi lần vào thung lũng Quy Hòa bình yên viếng nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Bình Định được xem là vùng “đất võ trời văn” và Quy Nhơn được nhiều người gọi là “thành phố thi ca”. Mảnh đất này từng sản sinh ra, gắn bó với tên tuổi của nhiều nghệ sĩ tài năng Việt Nam thế kỷ XX như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Hổ… Trong đó, Hàn Mặc Tử là cái tên đã trở thành huyền thoại.