Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

VÃN CẢNH NGÔI CHÙA ĐẸP NHẤT BÌNH ĐỊNH (Bút danh Phạm Tuấn)


(GLO)- Về Bình Định, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua là chùa Thiên Hưng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của xứ võ, được xem là “Phượng Hoàng cổ trấn” của Việt Nam.

Chùa Thiên Hưng tọa lạc tại phường Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc và sân bay Phù Cát khoảng 10 km về phía nam. Chùa nằm gần quốc lộ 1A nên rất thuận đường. Hầu hết các tour du lịch về Bình Định sau khi xuống sân bay Phù Cát đều chọn chùa Thiên Hưng làm điểm đến đầu tiên. Vì thế, hàng ngày chùa đều đón một lượng khách đến vãn cảnh, viếng Phật khá lớn.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

U23 LÀ "LỨA TUỔI 23"?


Người Việt có khả năng du nhập, vay mượn ngôn ngữ uyển chuyển và nhạy bén. Trong đời sống, nhất là với báo chí, nhiều từ, ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài được sử dụng khá phổ biến. Tuy vậy, sự mạnh dạn đôi khi dẫn tới lạm dụng, dùng sai, dùng nhầm. Hiện tượng này có vẻ đang nhiều lên một cách bất thường. Cách dùng “U” trong tổ hợp “U19”, “U23”… để chỉ tuổi là một trường hợp như vậy.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

MIẾNG TRẦU TÌNH NGHĨA NGÀY XƯA


(GLO)- Từ ngày bà mất, tôi không còn niềm vui chiều chiều chạy sang nhà bà, ngồi xuống bậc thềm bên cạnh bà đang đưa võng, nghe bà kể chuyện xa xưa, rồi mang cối ra giã trầu cho bà. Bà tuổi nhiều, răng yếu nên trầu phải giã…

Cũng từ ngày bà đi, cơi trầu nhỏ không được dùng đến, nằm buồn thiu bên những kỷ vật về bà mà cha cố giữ. Cả cây cau trước nhà không còn ai hái quả, dây trầu ngoài vườn lặng lẽ cũng lụi dần. Nhà tôi từ sau bà không còn ai ăn trầu nữa. Cha tôi thi thoảng những ngày giỗ tết mới ăn đôi miếng với bạn bè khách khứa. Còn bọn trẻ chúng tôi thì chẳng ai có thể ăn được trầu.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

SAO PHẢI DÙNG TỪ "ĐẠO CHÍCH"



Khi được hỏi “đạo chích” là gì, rất nhiều người giải thích… gần đúng là kẻ cắp, kẻ trộm. Vì nghĩ vậy nên nhiều người thường viết từ này. Chẳng hạn, báo Thanh Niên điện tử ngày 14.2.2017 có bài “Bắt đạo chích trộm tài sản trong bệnh viện”.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

NGÕ QUÊ THƯƠNG NHỚ


Giữa trăm nghìn con đường lớn nhỏ đã đi qua, tôi vẫn thương nhớ mãi con ngõ trước nhà. Có thể bởi lâu rồi, mãi xa quê tôi chưa về lại con ngõ cũ. Mà cũng bởi nơi ấy tôi có cả khung trời tuổi thơ kỷ niệm ắp đầy.

Tôi chắc rằng, trong ký ức thơ trẻ của mỗi người, ai cũng có một khu vườn nho nhỏ bình yên rộn tiếng chim ca mỗi sớm, một bậc thềm, một góc sân bạc màu rêu năm tháng rộn tiếng cười vui cùng bao trò chơi mỗi chiều. Ai cũng có một con ngõ thân quen đi về hôm sớm…

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

"VÃN" HAY "VÃNG" ?


Để chỉ ý nghĩa “ngắm cảnh, thưởng ngoạn phong cảnh”, chúng ta thường dùng cụm từ “vãn cảnh”. Chẳng hạn: “Ngày mai chúng ta sẽ đi vãn cảnh chùa Ông Núi và chùa Thập Tháp”…

Đây là một sự nhầm lẫn từ lâu và rất phổ biến, đến mức nó trở thành… đúng (nhiều trường hợp khác trong tiếng Việt cũng tương tự như vậy). Cho nên, cả trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, 1992) cũng ghi nhận mục “vãn cảnh” với nét nghĩa trên. 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

MỘT VÀI TỪ HÁN VIỆT HAY DÙNG SAI


Trong tiếng Việt, lượng từ vựng Hán Việt chiếm tỉ lệ rất lớn. Vì nhầm lẫn âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ mà nhiều người dùng từ Hán Việt sai nghĩa. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến.

1. Thính giảng. Ðây là từ dùng sai, như trong cách nói “Ngày mai, chúng ta sẽ được học với giáo viên thính giảng”. Dùng đúng phải là thỉnh giảng (thỉnh: mời), nghĩa là “được mời giảng dạy ở một nơi khác, trường khác”. “Giáo sư thỉnh giảng” là giáo sư (ở nơi/trường khác) được mời đến giảng dạy. Dùng “thính giảng” (thính: nghe), như trong cụm “giáo sư thính giảng” (giáo sư nghe giảng), thì thật là vô lý!

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

DU LỊCH MÙA HOA CÀ PHÊ GIA LAI: TẠI SAO KHÔNG?


(GLO)- Một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của Gia Lai năm 2017 là sự kiện “ngành du lịch Gia Lai sang trang mới” với hai điểm nhấn là “Lễ hội cỏ hồng” (huyện Đak Đoa) và “lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya” (huyện Chư Pah). Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức nhưng hai lễ hội trên đều rất thành công, gây được tiếng vang và thu hút một lượng khách du lịch lớn, đưa Gia Lai trở thành một trong không nhiều các địa phương trong cả nước hiện nay có lễ hội hoa.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

GIA LAI: GIÀU TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP


(GLO)- Với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm làm trong ngành du lịch, đồng thời từng hướng dẫn nhiều tour đi Gia Lai, tôi cho rằng, Gia Lai có một tiềm năng to lớn về du lịch nông nghiệp, không thua bất cứ địa phương nào trong cả nước.

Thế nhưng, những tiềm năng này gần như đang ngủ quên. Nó hầu như chưa được đánh thức để góp phần thúc đẩy ngành du lịch Gia Lai phát triển.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

ĐÔI BÀN TAY MẸ


(GLO)- Thương làm sao đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay chai sần mưa nắng, gầy guộc gió sương. Đôi tay ấy chẳng bao giờ đeo nhẫn, chỉ có bao nhiêu việc nhà cửa ruộng vườn, quanh năm sớm chiều khó nhọc. Ấy vậy mà đôi bàn tay ấy, vẫn êm ái hơn mọi thứ nhung lụa, dịu dàng như một khúc hát đưa nôi. Đôi bàn tay nuôi ta lớn lên, dẫn ta đến với điều hay lẽ phải, dắt ta qua bao giông bão cuộc đời…

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

CÓ NÊN VIẾT TẮT TÊN NƯỚC MÌNH


Có một hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay là hầu hết trên các mặt báo, trong nhiều văn bản hành chính, trong khi tên của các nước trên thế giới được viết đầy đủ thì tên nước Việt Nam lại bị viết tắt thành “VN”.

Chẳng hạn, báo Thanh Niên điện tử ngày 4.3.2018 có bài “Hàn Quốc viện trợ VN 10.000 tấn gạo”; báo Tuổi Trẻ điện tử ngày 1.3.2018 có bài “Bộ Ngoại giao VN: Tàu sân bay Mỹ giúp thúc đẩy quan hệ song phương”. Hay như, báo Người Lao Động điện tử ngày 28.1.2018 có bài “AFC quá cẩu thả ở trận U23 VN - U23 Uzbekistan”. Những trường hợp như trên rất nhiều, nhưng rất may mắn người viết chưa tìm thấy hiện tượng này ở báo Bình Định. Có thể nói gì từ hiện tượng viết tắt này?

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

NẶNG TÌNH VỚI MÍA GIA LAI


(GLO)- Sáng nay, vào Gia Lai Online lướt xem tin tức quê nhà. Đọc bài “Mùa mía đắng!” mà nghe trong lòng một người xa quê như tôi buồn rười rượi. Vậy là hơn 1.500 ha mía của người nông dân Phú Thiện quê tôi lại lao đao…

Chuyện nhà nông “ơn trời mưa nắng phải thì” ai cũng biết. Chuyện may rủi trong nông nghiệp tôi cũng biết và chứng kiến nhiều lần, trên chính những rẫy, ruộng mía quê mình. Mà sao mỗi lần nghe tin mía được mùa rớt giá hay không có đầu ra, sao cứ thấy trong mình ngậm ngùi đến thế…

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

ĐỘC ĐÁO MÓN DON CỦA NGƯỜI QUẢNG NGÃI


Về Quảng Ngãi, du khách sẽ được nghe nhắc nhiều đến một món ăn có tên gọi nghe rất lạ tai: món don. Đây là một trong những đặc sản của Quảng Ngãi. Dù mộc mạc, dân dã nhưng món ăn này rất được người dân nơi đây ưa chuộng.

Nét độc đáo của món don thể hiện trước hết từ chính tên gọi của nó. Nếu nghe lần đầu, chắc hẳn thực khách sẽ không thể hình dung ra đây là món ăn gì. 

VÃN CẢNH CHÙA ÔNG NÚI


Về Bình Định, một địa điểm mà du khách không thể bỏ qua là chùa Ông Núi, một trong những danh tự lâu đời của xứ võ.

Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là Linh Phong sơn tự. Chùa tọa lạc trên Chóp Vung, đỉnh cao nhất của danh thắng núi Bà, thuộc thôn Phương Phi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía đông bắc.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

ĐIỂN TÍCH "BỂ DÂU"



Trong đời sống hằng ngày, nhất là trong văn chương và âm nhạc, ta thường gặp từ “bể dâu”. Chẳng hạn, câu thơ ở phần đầu Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du Trải qua một cuộc bể dâu hầu như ai cũng thuộc. Hoặc, nhiều bài hát sử dụng từ này trong nhan đề và ca từ như Đời là bể dâu, Cuộc đời bể dâu,…

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

NHỚ MÃI CHUYẾN PHƯỢT GIA LAI


(GLO)- Là phượt thủ, tôi may mắn được đi đến nhiều nơi. Mỗi nơi từng đến đều cho tôi cảm nhận được nhiều thêm vẻ đẹp của non sông gấm vóc Việt Nam. Và mỗi nơi đều để lại trong tôi nhiều ấn tượng riêng.

Nhưng nếu hỏi nơi nào làm tôi nhớ nhất, tôi sẽ trả lời ngay nơi ấy là Gia Lai. Đó là nơi mà hành trình của tôi dừng lại lâu nhất. Đó cũng là nơi cho tôi nhiều cảm xúc mới lạ mà mỗi khi ở nơi phố thành ngồi nhớ lại, tự dưng trong mình bỗng nghe gọi về nỗi nhớ mang tên Gia Lai…