Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

"LIỆT SĨ" LÀ AI?


Hầu như ai cũng biết, “liệt sĩ” là “người đã hy sinh vì nước vì dân trong khi làm nhiệm vụ” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.565). Tuy nhiên, nhiều người không hiểu hình vị “liệt” trong từ này có nghĩa là gì. Thậm chí, có người cho rằng, “liệt” ở đây có nghĩa là “chết” và “liệt sĩ” là những nghĩa sĩ… đã chết.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

MUA TÍM NGÀY XƯA



ĐỘC ĐÁO MÓN RAM BẮP CỦA NGƯỜI QUẢNG NGÃI




ĐỘC ĐÁO MÓN RAM BẮP CỦA NGƯỜI QUẢNG NGÃI


Có dịp đến Quảng Ngãi, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ram bắp (“bắp” là cách gọi quả ngô của người miền Trung, miền Nam), món ăn dân dã mà thơm ngon.

Ram bắp độc đáo ở chính nguyên liệu. Thông thường, các loại ram thường được gói từ thịt, trứng, mộc nhĩ… Còn ram bắp, nguyên liệu chính lại là… bắp. Thịt có thì ngon hơn, không có cũng vẫn ngon như thường.

VỀ MỘT HÌNH VỊ "CHUNG"


Trong giao tiếp hằng ngày, ta thường gặp nhiều từ có cùng yếu tố “chung” như chung kết, chung thủy, lâm chung, chung cuộc, chung khảo… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác về chúng và dùng đúng. Vấn đề nằm ở hình vị “chung”.

Trong tiếng Việt, có các hình vị “chung” sau: 1. Chén uống rượu (từ cũ, như chung rượu); 2. Liên quan đến tất cả (như quy luật chung, quyền lợi chung), có tính chất bao quát (như nói chung, chung chung), cùng có với nhau (như chung sức, ở chung phòng); 3. Chuông (như đại hồng chung) và 4. “Chung” trong những từ vừa dẫn trên.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

TIẾC CHO MỘT TỪ "MỚ"


Ngoài từ “mớ” trong “ngủ mớ” và “mớ” trong “mớ cá”, “mớ rau”, ta còn gặp một từ “mớ” khác trong những cụm như “một mớ”, “cả mớ”, “mớ bòng bong”… “Mớ” trong những cụm từ này có nghĩa là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), từ “mớ” này có nghĩa: “Số lượng tương đối nhiều những vật, những thứ cùng loại, nhưng khác nhau nhiều và ở tình trạng lộn xộn, ngổn ngang, không theo một trật tự nào cả (hàm ý chê). Rối như mớ bòng bong. Một mớ giấy lộn. Chỉ biết một mớ lý luận suông” (tr.640).

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

"TIỆT CHỦNG" HAY "TUYỆT CHỦNG"?


Để chỉ ý nghĩa “bị mất hẳn nòi giống”, trong tiếng Việt có từ “tuyệt chủng”. Tuy nhiên, có người lại cho rằng, từ biểu thị ý nghĩa trên phải là “tiệt chủng”; còn “tuyệt chủng” chỉ mang nghĩa là “nòi giống… tuyệt vời”. Vậy, đâu mới là từ đúng?

Các từ điển tiếng Việt đã ghi nhận, trong trường hợp này, từ đúng là “tuyệt chủng”. Trong khi đó, tổ hợp “tiệt chủng” hầu như không xuất hiện ở bất cứ cuốn từ điển tiếng Việt nào. Tuy vậy, xét về logic ngữ nghĩa, “tiệt chủng” với nghĩa “nòi giống bị mất” và “tuyệt chủng” với nghĩa “nòi giống tuyệt vời” hoàn toàn có thể chấp nhận. Mấu chốt vấn đề nằm ở hai hình vị “tuyệt” và “tiệt”.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

VÃN CẢNH CHÙA ÔNG ĐEN ÔNG ĐỎ


Ông Đen Ông Đỏ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở tỉnh Bình Định, được công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia (năm 2001) với nội dung: “Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần, tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ 13”.

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "MÙA HÈ"?


Chúng ta đang ở giữa mùa hè. Ai cũng biết, đây là một trong bốn mùa của năm, sau mùa xuân và trước mùa thu. Tuy nhiên, vì sao mùa này có tên là “hè”?

Trong tiếng Việt có 3 từ “hè”. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) ghi nhận từ “hè” đầu tiên là “mùa hạ” (tr.432). Như vậy, “mùa hạ” chính là tên gọi khác của “mùa hè”. Từ này hiện vẫn được sử dụng nhưng phạm vi hẹp hơn.

MỘT CÁCH VIỆT HÓA ĐỘC ĐÁO


Vì nhiều nguyên nhân, người Việt phải mượn không ít từ, ngữ tiếng Hán để dùng. Trong quá trình vay mượn ấy, bằng nhiều cách khác nhau, ông cha ta đã Việt hóa số vốn vay này, góp phần làm giàu đẹp tiếng Việt.

Một trong những cách Việt hóa từ gốc Hán độc đáo của người Việt chúng ta là trường hợp các từ “tồn tại”, “chất lượng”.