Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

"Ý THỨC" VÀ "VÔ Ý THỨC"


Trong triết học, tâm lý học…, ý thức là những khái niệm mang nội hàm khác nhau. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến từ ý thức dùng trong ngôn ngữ hằng ngày. Từ điển tiếng Việt định nghĩa ý thức là “sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” và “có ý thức” (Hoàng Phê chủ biên, 2007, tr.1127), tức có sự nhận thức đúng đắn như trên.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

VẢ NHỒI THỊT - MÓN NGON XỨ QUẢNG

Vả là loài cây gần gũi với người xứ Quảng. Vả có tên khoa học là Ficus auricu-lata Lour, thuộc họ dâu tằm, cao khoảng 5 – 10 m, tán rộng, cành mập, lá to, quả chùm, to bằng nắm tay, vị hơi chát, có nhiều công dụng chữa bệnh.

Quả vả thân quen trong bữa cơm hằng ngày của người Quảng. Từ quả vả, người ta chế biến thành nhiều món ngon như gỏi vả, vả ăn rau sống... Trong đó, vả nhồi thịt nấu canh là món ăn được nhiều người yêu thích.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

"TRÁCH NHIỆM' LÀ GÌ?


Đó là: 1. “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”; 2. “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1997, tr.985).

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

"TAM SAO THẤT BẢN"


Đây là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt. Nghĩa của nó được Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông giảng là “sai lạc, mất mát, không giữ đúng như nguyên bản” (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.608). Vậy, do đâu mà nó lại mang nghĩa như trên?

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

THĂM DI TÍCH QUỐC GIA HUỲNH CÔNG THIỆU

Trên hành trình Nam tiến mở cõi giang sơn ghi dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân, trong đó có những đóng góp to lớn của các vị tướng lĩnh.

Ở Quảng Ngãi, Chánh đề lãnh Huỳnh Công Thiệu là người có công lớn trong việc khai hoang, lập ấp, ổn định đời sống nhân dân. Mộ và đền thờ ông được người dân coi sóc, hương khói quanh năm chính là sự ghi nhận đối với những công trạng của ông.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

NGUỒN GỐC CỦA "SỐNG MÁI"

Có lẽ không ít trong chúng ta từng băn khoăn tại sao lại có cách nói “sống mái với nhau một trận”. Đáng lẽ ra phải là “sống chết với nhau một trận” chứ! “Sống mái” thì thật khó hiểu. Có khi nào đây là một từ bị nhầm lẫn dùng lâu thành quen/ đúng như nhiều trường hợp khác trong tiếng Việt?

Thật ra, sống mái là một từ đúng và được ghi nhận trong các cuốn từ điển hẳn hoi. Từ điển tiếng Việt giảng sống mái là “đấu tranh một mất một còn” (Hoàng Phê chủ biên, 1997, tr.837). Nhưng từ đâu mà sống mái lại mang nghĩa trên?

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

"TRĂM HAY KHÔNG BẰNG TAY QUEN"


Đây là câu tục ngữ rất quen thuộc với người Việt. Hầu như ai cũng hiểu nghĩa của nó là “biết nhiều không bằng quen làm”. Thậm chí, trên mạng xã hội, nhiều người còn “đi xa quá” khi giảng giải rằng hàm ý của nó là “đề cao kinh nghiệm, coi nhẹ lý thuyết”. Phải chăng, ông bà ta muốn khuyên con cháu chỉ cần làm theo kinh nghiệm, làm theo “tay quen” mà không cần tìm tòi, tổng kết sáng tạo, khái quát thành lý luận? Thật ra ông bà ta không kém cỏi như thế, việc hiểu như vừa kể là sai lệch.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

VÃN CẢNH NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG ĐẤT QUY NHƠN

Về thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), du khách đừng quên đến vãn cảnh chùa Long Khánh, một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất của tỉnh Bình Định, được nhắc đến trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn.

Chùa Long Khánh hiện tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân (phường Lê Lợi), cạnh sân vận động Quy Nhơn, ngay trung tâm thành phố. Theo các tài liệu lịch sử, chùa có từ năm Ất Mùi (1715) do thiền sư Đức Sơn xây dựng. Đến nay, chùa Long Khánh đã có tuổi đời trên 300 năm với 14 đời sư trụ trì. Đây được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định.