Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

CÂY CHỔI RƠM VÀNG (Bút danh Tư Hương)

(LV) - Trong ký ức của tôi, cây chổi rơm vàng bao giờ cũng gắn với những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời tuổi thơ sống vô tư bên bà. Đó là gam màu vàng tươi của khung trời thương nhớ, lung linh như cánh đồng lúa chín trước làng, như khoảng sân trước nhà mẹ phơi đầy thóc, như con ngõ ngoằn ngoèo sau mỗi vụ mùa cha đánh rơm phơi…

Kỷ niệm đẹp của tuổi thơ

Làng tôi chỉ có nghề làm ruộng, người quê tôi hầu như cả đời chỉ quanh quẩn trong bóng tre làng, bên bờ ao, giếng nước, cây lúa. Những ngày này khi mùa vụ đã thu hoạch xong, cánh đồng cạn chỉ còn trơ gốc rạ, lúa phơi xong chỉ còn lại rơm vàng. Ở quê tôi người ta quý từng cọng rơm. Rơm để làm thức ăn cho trâu bò, lót ổ cho gà đẻ, để nhóm bếp mỗi sớm, mỗi chiều, để ủ cho luống rau, gốc chuối… Ngay cả khi đó là rơm xấu nhất cũng được đốt để làm tốt đất cho mùa sau. Nhưng với bà tôi, rơm còn một công dụng nữa, giúp bà làm chổi mỗi ngày.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

"TỰ" VÀ "CHÙA"

Tự trong Thập Tháp Di Đà tựLinh Phong tự… ban đầu vốn không phải là “chùa”. Nó vốn có nghĩa “dinh quan”. Trong sáu dinh gọi là “lục tự”, có “Hồng lô tự” là cơ quan chuyên đảm trách việc tiếp đón các sứ đoàn. Đến đời Hán Minh Đế, có hai vị thiền sư từ Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng nên được đón vào ở trong Hồng lô tự. Vì thế mà về sau, tự mang nghĩa chỗ ở của nhà sư. Chữ tự (bộ thốn) với nghĩa “chùa” ta còn gặp trong cổ tựtự viện

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

"QUÁN", CÓ MẤY CHỮ "QUÁN"



Quán với nghĩa “nhà nhỏ để bán hàng” trong tiếng Việt là một từ gốc Hán, bắt nguồn từ chữ quán (bộ thực) với nghĩa “quán trọ, cửa hiệu” trong tiếng Hán. Đây cũng là chữ quán trong các từ: Hàng quán, lữ quán, quán ăn, quán nét, quán xá… Chữ quán này còn có nghĩa “cơ quan, nơi làm việc”, như trong đại sứ quán, hội quán, quốc sử quán…

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

CHỮ "NIÊM" LÀ CHỮ "NIÊM" NÀO

Tiếng Việt có từ niêm với nghĩa “dán, dán kín lại”. Đây là một từ gốc Hán, bắt nguồn từ chữ niêm (bộ mễ hoặc bộ thử, đều liên quan đến gạo, nếp), có nghĩa là “chất keo, chất dính, dán vào”. Đây cũng là chữ niêm trong niêm phong (phong thuộc bộ thốn, nghĩa “gói lại”), niêm yết (yết bộ thủ, nghĩa “dựng lên, vạch ra, tỏ ra cho biết”). Chữ niêm này cũng xuất hiện trong các từ niêm dịch (dịch nhầy), niêm mạc (màng nhầy). Ở đây, niêm với nghĩa “nhầy” bắt nguồn từ nét nghĩa “chất keo” là chất có tính “dẻo, nhầy, dính”.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

"CHỈNH CHU" HAY "CHỈN CHU"? (Bản gốc)


Chúng ta thường dùng chỉnh chu nhưng từ này hầu như lại không có trong các cuốn từ điển tiếng Việt. Từ được ghi nhận là chỉn chu. Vậy, từ đâu mà có sự nhầm lẫn này?

Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân chính. Về âm, chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm rất gần (ở một số địa phương, phát âm như nhau); hơn nữa, chỉnh chu dễ phát âm và thuận tai hơn so với chỉn chu. Về nghĩa, yếu tố chỉnh gợi liên tưởng đến các từ chỉnh đốn, chỉnh tề, hoàn chỉnh… tạo cảm giác vừa dễ hiểu vừa phù hợp với yếu tố chu mang nghĩa trong các từ chu đáo, chu tất, chu toàn… và nghĩa chung của cả từ. Trong khi đó, với người Việt hiện nay, chỉn gần như vô nghĩa. Chọn từ dễ phát âm, dễ hiểu hơn là xu hướng tất yếu.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

"QUÁ GIANG" VÀ "XE ĐÒ"


Đây là hai từ khá đặc biệt trong lớp từ về giao thông trong tiếng Việt, đồng thời mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo.

Quá giang là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, quá thuộc bộ sước, có một nghĩa là “qua, đi qua” (như trong quá cảnh, quá khứ, quá trình); giang thuộc bộ thủy, nghĩa là “sông lớn” (như trong giang hồ, giang sơn, Lại Giang). Quá giang có thể hiểu là “qua sông”. Nghĩa ban đầu của từ này là “đi nhờ [đò] sang sông”. 

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

NGUỒN GỐC CỦA "CHỢ BÚA"

Về tên chợ, có nhiều phương thức định danh. Tên chợ ở Bình Định rất tiêu biểu cho điều này. Chẳng hạn, gọi tên chợ theo tên địa phương (như chợ Tam Quan, chợ Diêu Trì); theo kiểu đơn vị hành chính (chợ Huyện); theo kiểu địa hình nổi bật tại nơi đặt chợ (chợ Đầm, chợ Gò); theo tên công trình nổi bật gần cạnh (chợ Dinh, chợ Cây Xăng); theo tên mặt hàng nổi bật (chợ tre An Lương, chợ nón Cát Tân); theo quy mô chợ (chợ Lớn); theo thời gian họp chợ (chợ Đêm, chợ phiên An Nhơn)...