Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

"LÃNG MẠN" KHÔNG PHẢI LÀ "SÓNG VỖ MẠN THUYỀN"


“Lãng mạn” là một từ quen thuộc trong tiếng Việt, như trong cách nói “anh ấy là người lãng mạn”, “tình yêu của họ rất lãng mạn”, “chủ nghĩa lãng mạn trong văn học”… Vậy, “lãng mạn” là gì? Nhiều người tin và người viết bài này từng nghe một số người giải thích, rằng: “lãng” nghĩa là “sóng”, “mạn” ở đây là “mạn thuyền”, “lãng mạn” là “sóng vỗ vào mạn thuyền”, vì đặc trưng của “lãng mạn” là cảm xúc dạt dào, cũng như sóng vỗ vào mạn thuyền dập dồi không ngớt. Lại có người cho rằng, “lãng mạn” là “con thuyền trôi trên sóng, cứ lãng đãng, bồng bềnh, vô định; hàm nghĩa chỉ tính chất xa rời thực tế”. Những cách giải thích như thế này lại khá phổ biến, nhất là trên mạng xã hội.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

THĂM NHÀ THỜ BÁC HỒ Ở PHÚ YÊN


Ở tỉnh Phú Yên, có một địa chỉ mà mọi người thường tìm về trong những ngày lễ lớn của dân tộc, đó là Nhà thờ Bác Hồ, Di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử hết sức đặc biệt.

Nhà thờ Bác Hồ hiện nay tọa lạc ở thôn Bình Hòa, xã Sơn Định, thuộc cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 32 km về hướng tây. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây (cùng với hai xã Sơn Long, Sơn Xuân) là căn cứ cách mạng của quân và dân Phú Yên.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

"GIANG HỒ" LÀ AI?


“Giang hồ” là một từ được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt, nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí. Chẳng hạn, báo Bình Định điện tử ngày 2.5.2015, ở bài “Bắt 2 nhóm côn đồ”, có sử dụng từ này, trong đoạn: “Chỉ vì muốn khẳng định “số má” trong giới giang hồ...”. Vậy, “giang hồ” có nghĩa là gì?

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "CHỦ NHẬT" ?


Trong bảy ngày của tuần, ngày cuối cùng lại có tên gọi riêng, không nằm trong hệ thống thứ + n như tên của sáu ngày trước đó. Về ý nghĩa của tên gọi “chủ nhật”, không phải ai cũng rõ. Vậy, từ đâu mà có “chủ nhật” và ý nghĩa của nó là gì?

Trước hết, về nguồn gốc ngôn ngữ, “chủ nhật” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “nhật” (chữ cũng là bộ), có nghĩa là “mặt trời” (như trong từ nhật nguyệt, nhật thực) và “ngày” (như trong sinh nhật). 

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

"BỒNG LAI" LÀ CHỐN NÀO?


Đọc các tác phẩm văn chương, ta thường gặp ngữ liệu “Bồng Lai” cùng những biến thể của nó như “non Bồng”, “núi Bồng”, “Bồng đảo”. Đây là những điển cố có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa được người Việt tiếp biến và sử dụng một cách đầy sáng tạo.

Theo sách Sơn hải kinh, ở phía đông vịnh Bột Hải, có 5 hòn đảo. Ba trong số đó là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu, gọi chung là Bồng Lai tam đảo. Tương truyền, nơi đây rất đẹp và có tiên ở. Từ đó, tên gọi “Bồng Lai” được dùng để chỉ cõi tiên (tiên cảnh). Cho nên, người ta có tổ hợp “bồng lai tiên cảnh” dùng như một thành ngữ.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI VỢ TRONG "TRUYỆN KIỀU"


1. Truyện Kiều được xem là tập đại thành của văn học Việt Nam thời trung đại. Điều này có cơ sở của nó. Bởi hầu như các phương diện của đời sống được phản ánh trong văn học trung đại nước ta đều có mặt trong tác phẩm vĩ đại này. Hình ảnh những người vợ cùng các mối quan hệ hôn nhân – gia đình – xã hội được thể hiện sinh động, chân thực trong kiệt tác là minh chứng cho nhận định trên.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

VỀ THĂM THỦ THIỆN THÁP XƯA


Về vùng đất Tây Sơn (tỉnh Bình Định) địa linh nhân kiệt - nơi phát tích của vương triều Tây Sơn lừng lẫy, du khách sẽ được thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Đây cũng là địa phương còn lưu lại nhiều dấu ấn của nền văn hóa Chămpa rực rỡ một thời mà cụm tháp Dương Long, tháp Thủ Thiện là những công trình tuyệt đẹp còn lại đến ngày nay…