Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

VÌ SAO GỌI "KIM CHỈ NAM"


Có lẽ không ít người từng băn khoăn rằng, vì sao có “kim chỉ nam” mà không có “kim chỉ bắc”(hay “chỉ đông”, “chỉ tây”). Bởi, đã có “chỉ nam” thì ắt sẽ có tiền giả định “chỉ bắc”. Hơn nữa, do đặc thù về cấu tạo và nguyên lí hoạt động, cây kim của la bàn luôn chỉ về hướng Bắc mà thôi. Vậy từ đâu có tổ hợp này?

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

"GÀ TỘC" LÀ GÀ GÌ?



Trong thói quen ngôn ngữ của nhiều người, để gọi một số sản phẩm của người dân tộc thiểu số làm ra, người ta thường dùng cách gọi tên sản phẩm + tộc, chẳng hạn: gà tộc, heo tộc, chuối tộc… Chúng ta nghĩ gì về cách gọi này?

Trước hết, đây là cách dùng từ sai về mặt logic. Với cách dùng trên, người ta mặc định “gà tộc” (cũng như heo tộc, chuối tộc) là “gà của đồng bào dân tộc thiểu số”. 

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

TỪ ĐÂU MÀ CÓ CÁCH VIẾT TẮT "K"


Hiện nay, trong ngôn ngữ thường ngày, nhất là ngôn ngữ mạng, ký tự “k” (hoặc “K”) với trị giá bằng 1.000 được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn như các cách dùng: “đôi giày này giá 200 k” (tức 200 ngàn đồng), “nó sinh năm 2k3” (tức năm 2003).

Nhiều người cho rằng, đây là một dạng “sản phẩm” mới xuất hiện gần đây của ngôn ngữ mạng vì trong thực tế, cách dùng này chủ yếu dùng trên mạng xã hội.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

MƯA VỀ LẠI NHỚ CÁ ĐỒNG


(Baoquangngai.vn)- Những cơn mưa đầu mùa đến đi không hẹn trước. Vậy là một mùa mưa nữa lại về. Đêm nghe mưa nằm nhớ quê nhà Quảng Ngãi, nhớ dòng sông Vệ mùa này nước đục đôi bờ, nhớ làng Hành Thiện những ngày mưa lặng lẽ… Và nhớ những đêm mưa theo cha đi bắt cá đồng. 

VỀ QUẢNG NGÃI NHỚ THƯỞNG THỨC MÍT HÔNG


(Báo Quảng Ngãi)- Người Quảng Ngãi có nhiều món ăn rất độc đáo. Một trong những món đó là món mít hông nổi tiếng mà khi về xứ Quảng, nhiều du khách đã tìm bằng được để thử một lần thưởng thức.

Mít hông là món ăn dân dã, nhưng từ lâu đã trở thành đặc sản của người dân miền núi xứ Quảng. Món ăn này độc đáo trước hết ở cách chế biến.
 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

VỀ ĐỊA DANH "DIÊU TRÌ"


“Diêu Trì” là một địa danh quen thuộc với không chỉ người Bình Định mà còn với người ở nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, về ý nghĩa của địa danh này, không phải ai cũng rõ.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tên gọi “Diêu Trì” là biến thể của “Dao Trì”. Chúng tôi cũng thống nhất với nhận định trên dựa vào hai cơ sở sau:

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

MỘT HỒN THƠ ĐẰM SÂU SUY TƯỞNG


Cơn mưa mạ vàng (Tuyển thơ 1970 - 2017) là tập thơ thứ 6 của Tiến sĩ Nhà thơ Phạm Quốc Ca, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn, Trường ĐH Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng. Nxb Hội Nhà văn ấn hành giữa năm 2018.

Là người lính trưởng thành trong khói lửa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thơ Phạm Quốc Ca mang đậm cảm hứng sử thi với những bài viết về đề tài chiến tranh. Để ba lô xuống, ông lại đến với giảng đường đại học và thơ ông không ngừng mở rộng về thể tài, vươn đến những vấn đề quan tâm đậm chất nhân văn mà ở thời đại nào con người cũng nhiều trăn trở, suy tư. 

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

VỀ TUY HÒA VÃN CẢNH CHÙA BẢO TỊNH


Đến thăm thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua là chùa Bảo Tịnh. Đây được xem là một trong những ngôi chùa lâu đời và lớn nhất tỉnh Phú Yên.

Chùa Bảo Tịnh còn có tên gọi khác là chùa Cát. Hiện nay, chùa tọa lạc ở số 174 đường Phan Đình Phùng, trung tâm thành phố Tuy Hòa. Chùa do Tổ sư Liễu Quán sáng lập vào cuối thế kỷ 17, sớm hơn cả chùa Thiền Tôn ở Huế, nơi xuất phát thiền phái Liễu Quán.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

"TỰ ĐIỂN" VÀ "TỪ ĐIỂN"


Không ít người cho rằng “từ điển” và “tự điển” là một, đồng nghĩa. Nguyên nhân là bởi hai từ này có âm đọc rất gần nhau. Hơn nữa hai yếu tố “từ” và “tự” của chúng cũng có quan hệ gần gũi về nghĩa. Thật ra, “từ điển” và “tự điển” là hai từ hoàn toàn khác nhau. Vấn đề nằm ở hai yếu tố “từ” và “tự”.

Đây là hai yếu tố Việt gốc Hán khác nhau hoàn toàn (chứ không phải “từ” là dạng Việt hóa của “tự” như nhiều người lầm tưởng). “Tự” có tự dạng gồm chữ miên ở trên và bộ tử ở dưới, có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa“chữ, chữ viết”. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích: “Bắt chước hình trạng của từng loài mà đặt gọi làvăn, hình tiếng cùng hợp lại với nhau gọi là tự”. Cho nên mới có “văn tự” nghĩa là “chữ viết” nói chung, “thuyết văn giải tự” là nói về văn để giải thích các tự, “tự dạng” là hình dáng của chữ. 

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

PHẠM QUỐC CA VÀ NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG


LTS: Tập tiểu luận “Thơ và mấy vấn đề văn học” (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016) của tiến sĩ - nhà thơ Phạm Quốc Ca (nguyên Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng khóa V) vừa được Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao tặng thưởng loại C (2016-2017). Báo Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu cuốn sách này qua bài viết của tác giả Tư Hương. 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

THĂM NƠI BÁC HỒ GẶP PHỤ THÂN LẦN CUỐI


Về miền đất võ Bình Định, du khách đừng quên đến thăm Di tích huyện đường Bình Khê. Đây là nơi thân phụ Bác Hồ từng làm quan tri huyện, cũng là nơi Bác Hồ gặp phụ thân lần cuối.

Bình Định là một trong bốn địa phương trên cả nước (cùng với Nghệ An, Huế và Đồng Tháp) là nơi ghi những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc, được xây dựng nhà lưu niệm. Đây cũng là nơi chứng kiến cuộc chia tay lịch sử của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành và thân phụ của mình.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

MỖI SỐ LỖI HỎI / NGÃ THƯỜNG GẶP


Hiện nay, vào các trang mạng xã hội (như facebook, zalo, youtube…), khi đọc các bài viết, bình luận (nhất là của các bạn trẻ), ta sẽ gặp rất nhiều trường hợp viết sai. Chưa bàn đến chuyện “ngôn ngữ mạng” hay “ngôn ngữ teen”, chỉ riêng số lượng những trường hợp viết sai chính tả (mà dám chắc hầu hết các “tác giả” của những trường hợp ấy không ý thức được mình viết sai) cũng đủ khiến người ta giật mình. Trong đó, viết sai thanh hỏi/ngã là một trong những dạng phổ biến nhất. Có thể nêu ra một số trường hợp tiêu biểu như:

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

THƠ THIẾU NHI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TRUNG THU


Trong dòng thơ thiếu nhi Việt Nam, thơ viết về đề tài Tết Trung thu chỉ giữ một vị trí khá khiêm tốn. Số lượng tác phẩm còn ít và thành tựu nghệ thuật chưa nhiều. Tuy vậy, thơ thiếu nhi viết về Trung thu vẫn có những bài hay, được nhiều thế hệ độc giả, nhất là những bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.

1. 
Người viết thơ Trung thu hay và sớm nhất cho thiếu nhi có lẽ là Bác Hồ. Sinh thời, mỗi dịp Tết Trung thu về, Bác thường viết thư gởi cho thiếu niên, nhi đồng cả nước.