Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

VỀ MỘT HÌNH VỊ "VĨNH"


Trong tiếng Việt, ta thường gặp một số từ có chung hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ) “vĩnh” như: vĩnh biệt, vĩnh cửu, vĩnh hằng, vĩnh viễn... Chúng đều là những từ Việt gốc Hán. Và dĩ nhiên, hình vị “vĩnh” tham gia cấu tạo nên những từ này cũng một hình vị gốc Hán.

Có một điều thú vị là trong tiếng Hán, chỉ có một chữ mà âm Hán Việt hiện nay là “vĩnh”. Chữ này thuộc bộ thủy, có nghĩa là “lâu dài, mãi mãi”. 

MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG ĐỊA DANH


Một nét độc đáo trong đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính ở Bình Định chính là tính chất “họ hàng” của các địa danh khác cấp bậc. Đó là hiện tượng một trong hai yếu tố cấu thành địa danh cấp huyện/thị xã/thành phố trở thành “họ chung” cho hầu hết địa danh cấp xã/ phường/ thị trấn trực thuộc. Chẳng hạn:

- Yếu tố “hoài” trong địa danh huyện Hoài Nhơn chính là “họ chung” của 13/15 xã trực thuộc huyện này, như: Hoài Thanh, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Hảo...

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

ĐẬM ĐÀ CANH CÁ LÁ GIANG


(Baoquangngai.vn)- Mỗi lần về Sơn Tịnh thăm quê, tôi đều được mẹ nấu cho những món ăn mà mình thích. Dĩ nhiên, đó chỉ là đĩa rau lang luộc chấm mắm cơm, trái cà tím nướng dầm nước mắm hay bát canh cá nấu lá giang… Chỉ là những món ăn dân dã thôi mà đậm đà hương vị quê hương và ngọt ngon như yêu thương của mẹ…

Miền quê Sơn Tịnh của tôi cây lá giang mọc khá nhiều. Chỉ cần ra triền đồi, bìa rừng một lúc là đã có thể hái được một nồi canh. Tôi thích canh lá giang có lẽ vì ở quê lá giang dễ tìm, dễ nấu. Mà cũng bởi canh lá giang mẹ tôi nấu rất ngon…

"MÚA LÂN" KHÔNG CHỈ CÓ MÚA LÂN


Múa lân là bộ môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc Trung Hoa. Nó du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và dần trở nên phổ biến. Ở nước ta, múa lân xuất hiện trong nhiều dịp lễ hội, trong các lễ khai trương, khánh thành… nhưng nhiều nhất vẫn là tết Trung thu.

Như đã biết, “múa lân” là dạng rút gọn của cụm từ “múa kỳ lân”. Tuy nhiên, trong tâm thức và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt, “múa lân” còn mang nghĩa khái quát chỉ chung cho cả múa kỳ lân, múa sư tử và múa rồng (thường được gọi tắt là “múa lân sư rồng”). Trên thực tế thì nét nghĩa khái quát này lại được sử dụng phổ biến hơn cả. Vậy, từ đâu mà có hiện tượng độc đáo này?

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

"THU" VÀ "MÙA THU"


Trong tiếng Việt, có 3 từ “thu”. Đó là: 1. Tên một loại cá, tức cá thu; 2. Tên một trong bốn mùa, nằm giữa mùa hạ và mùa đông, tức mùa thu; 3. Nhận về, gom lại. Nhân đang trong những ngày mùa thu, ta thử bàn về một số từ có yếu tố “thu” trong tiếng Việt.

Từ “thu” thứ 3 như trên đã dẫn là một từ Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, từ này thuộc bộ phộc, có những nét nghĩa như: nhận lấy, rút về, gom lại, co lại, xếp lại, gặt hái mùa màng, kết thúc… 

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

"RÊU PHONG" LÀ GÌ?



Một số người cho rằng, cũng như gà qué, tre pheo, chợ búa, “rêu phong” là từ mang nghĩa khái quát về các loài rêu, trong đó “phong” có thể trước đây mang nghĩa liên quan đến rêu nhưng hiện nay, nét nghĩa này đã mờ hoặc mất nghĩa. Có phải như vậy không?

Thắc mắc về điều này, chúng tôi tra lại Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản, Hà Nội, 1992] và một số từ điển tiếng Việt khác thì không thấy mục từ nào là “rêu phong” cả. Do đó, có thể suy đoán, “rêu phong” không phải là từ mà là một cụm từ.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

VÃN CẢNH TU VIỆN NGUYÊN THIỀU


Về xứ võ Bình Định, một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua là tu viện Nguyên Thiều. Đây được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định.

Tu viện Nguyên Thiều tọa lạc tại thôn Đại Lễ (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), dưới chân cụm tháp Bánh Ít, cách Quốc lộ 1A khoảng 1 km về hướng đông. 

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM


I. Mở đầu

Trong tiến trình vận động và phát triển của mình, văn học Việt Nam đã vay mượn, chuyển dịch, tự tạo nhiều điển cố để sử dụng. Ở mỗi chặng đường phát triển của văn học Việt Nam, lịch sử vận dụng điển cố lại có những thay đổi nhất định, phản ánh phần nào những bước đi lớn của văn học dân tộc. Ở một phương diện nào đó, có thể xem, lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử sử dụng điển cố, một phương tiện tu từ đặc biệt được sử dụng trong suốt tiến trình văn học nước ta.

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "TRI ÂM"?


Nói lên tâm trạng cô độc của Thúy Kiều, câu thứ 1096 trong Truyện Kiều dùng từ “tri âm” (Ai tri âm đó, mặn mà với ai?). Trong đời sống hiện đại, “tri âm” cũng được sử dụng khá phổ biến với nghĩa “người bạn thấu hiểu được lòng mình” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.1015).

Vậy, từ đâu mà “tri âm” được hiểu là “người bạn thấu hiểu được lòng mình”, trong khi từ này chỉ có nghĩa là “biết tiếng” (tri: biết; âm: tiếng)? Đó là chưa kể, “tri âm” và “người bạn” còn khác nhau về từ loại (động từ và danh từ).

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

"QUỐC KHÁNH" LÀ GÌ?


Chúng ta vừa trải qua những ngày nghỉ lễ Quốc khánh. Có ngày này là bởi vào ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Ðình (Hà Nội) thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Từ đó, ngày 2.9 hàng năm trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

Vì sự kiện trên, và thực tiễn nguồn gốc của ngày quốc khánh ở nhiều nước (cũng giống như Việt Nam), không ít người nhầm “quốc khánh” là “ngày nước được thành lập”, hay “ngày khai sinh ra nước”, “ngày nước ra đời”...