Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

PHÂN BIỆT "CHUYỀN" VÀ "TRUYỀN"


Trong ngôn ngữ hằng ngày, nhiều người không phân biệt được “chuyền” và “truyền” nên dẫn đến sử dụng nhầm lẫn hai từ này; chẳng hạn: truyền bóng, chuyền máu, chuyền dịch… Nguyên nhân chủ yếu là bởi hai từ này có âm đọc gần nhau. Hơn nữa, ý nghĩa của chúng cũng không có sự tách bạch rõ ràng.

Có điều này là bởi, xét về từ nguyên, “chuyền” có nguồn gốc từ chính “truyền”. Trong tiếng Hán, “truyền” (bộ nhân) có nghĩa là “từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại đời sau, lan ra xa”. Khi vào tiếng Việt, một mặt nó được Việt hóa hoàn toàn với âm đọc và ý nghĩa là “truyền” như chúng ta dùng hiện nay; mặt khác, nó bị biến thể thành “chuyền”. 

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

MUA TÍM NGÀY XƯA...


Chiều nay về thăm quê, gặp lại bên đường làng những đóa hoa mua tím, chợt nghe thương nhớ gọi về cả một trời kỷ niệm tuổi thơ…

Ở quê tôi, mỗi khi hè về, lại có những loài hoa nở dịu dàng sắc tím thân thương. Hoa bằng lăng vương đầy đầu ngõ. Hoa bìm bìm leo kín bờ rào. Hoa sim tím cả triền đồi. Và hoa mua nở tràn theo khắp đường quê, bờ ruộng…

THĂM DI TÍCH TRẤN QUỐC CÔNG BÙI TÁ HÁN


Khu di tích Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán là một trong các di tích cấp quốc gia nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi.

Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán là người có công trạng to lớn đối với vùng đất Quảng Ngãi nên các sử gia triều Nguyễn ca ngợi ông là danh nhân đất Quảng Ngãi. Sử gia Nguyễn Tấn trong bộ “Phủ man tạp lục” đã đặt Bùi Tá Hán ở vị trí đầu tiên trong các nhân vật góp công lớn vào ổn định vùng đất phía Tây các tỉnh từ Quảng Nam vào Bình Định.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

NGUỒN GỐC CỦA TỪ "VU LAN"



Hầu như ai cũng biết rằm tháng Bảy hằng năm là lễ Vu lan (còn được gọi là lễ báo hiếu hay gọi gộp là lễ Vu lan báo hiếu); từ chỗ là một trong những ngày lễ quan trọng của đạo Phật, nay ngày lễ này trở thành một sự kiện chung của toàn xã hội với mục đích khuyến khích, cổ vũ việc yêu thương, thờ kính cha mẹ. Tuy nhiên, từ “Vu lan” có nghĩa là gì và bắt nguồn từ đâu không phải ai cũng rõ.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

TÍNH DÂN TỘC TRONG BÀI THƠ "TƯƠNG TƯ"....


"HẰNG NGA" HAY '"THƯỜNG NGA"?


Trong thần thoại của người Trung Hoa, có một nhân vật khá quen thuộc với người Việt là chị Hằng. Trong văn học, “chị Hằng” (và những biến thể khác như “ả Hằng”) là điển cố mang hàm nghĩa chỉ mặt trăng. Ít người biết rằng chị Hằng còn có một tên nữa là “Thường Nga” (Lý Thương Ẩn có bài tứ tuyệt Thường Nga nổi tiếng dùng tên gọi này).

Tên “khai sinh” của chị Hằng là “Hằng Nga”, “Thường Nga” là tên phát sinh sau này. Điều này bắt nguồn từ đời Hán, để tránh phạm húy tên vua Hán Văn Đế (tên thật là Lưu Hằng), dù hai chữ “hằng” này khác bộ thủ (“hằng” trong “Hằng Nga” bộ nữ; “hằng” trong “Lưu Hằng” bộ tâm), người ta đổi “Hằng Nga” ra thành “Thường Nga”. Nhưng vì sao có thể đổi được như vậy, trong khi hai chữ “hằng” và “thường” có âm đọc không thật gần gũi?

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "TÀO KHANG"?


Trong lời nói hằng ngày, trong thơ văn và ca từ một số bài hát, ta thường nghe hai chữ “tào khang” (có nơi đọc chệch là “tào khương” vì “khương” là cách đọc chữ “khang” ở miền Nam) để chỉ tình cảm vợ chồng. Thật ra, từ đúng phải là “tao khang”. “Tào khang” là do đọc lệch mà thành (vì sao có thể đọc lệch như vậy là câu chuyện rất dài về ngữ âm, chúng tôi xin phép trình bày trong một bài viết khác).

NẰM NGHE NƯỚC LỚN NGOÀI SÔNG


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

VỀ XỨ DỪA TAM QUAN


Về xứ võ Bình Định, du khách sẽ được nghe câu ca dao: “Công đâu công uổng công thừa/Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”. Tam Quan là xứ dừa nổi tiếng nhất của tỉnh Bình Định, một trong những vựa dừa lớn nhất của nước ta.

Tam Quan là một thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 100 km về hướng bắc. Đi theo quốc lộ 1A hướng bắc - nam, qua khỏi địa phận tỉnh Quảng Ngãi, xuôi xuống đèo Bình Đê (địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định) là đã đến Tam Quan.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

VỀ CHỮ "PHÙ" TRONG ĐỊA DANH "PHÙ CÁT", "PHÙ MỸ"


Hẳn là không ít người dân Bình Định, nhất là người Phù Cát, Phù Mỹ từng băn khoăn chữ “phù” trong hai địa danh trên có nghĩa là gì.

“Phù” trong “Phù Cát”, “Phù Mỹ” hiển nhiên là một yếu tố Việt gốc Hán. Như đã biết, trong tiếng Hán có nhiều chữ “phù”. Khi vào trong tiếng Việt, chữ này có các nghĩa chủ yếu sau: 1. Nổi (như trong phù phiếm, phù thế, phù sa); 2. Giúp (như trong phù trợ, phù hộ, phù rể, phù dâu); 3. Bùa, kí hiệu (như trong phù phép, phù chú, phù thủy, phù hiệu); 4. Hợp (như trong phù hợp). “Phù” trong hai địa danh trên là chữ nào?

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

VỀ XỨ QUẢNG THƯỞNG THỨC CANH RAU RANH ỐC ĐÁ


(Baoquangngai.vn)- Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh. Trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá.

Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè. Lúc này, rau ranh tươi non, ít đắng. Còn ốc thì thịt nhiều và ngọt. Mùa này lên các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bắc Trà My, Tiên Phước…, không khó để tìm được ốc đá, rau ranh. Nếu ghé lại nhà người dân, du khách thường sẽ được mời dùng cơm với canh rau ranh, ốc đá.

ĐIỂN CỐ CÓ NGUỒN GỐC "TRUYỆN KIỀU" TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM


Truyện Kiều (TK) là đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với nền văn học Việt Nam trên nhiều phương diện. Một phương diện trong đóng góp ấy là kiệt tác này đã trở thành nguồn gốc của điển cố độc đáo, giá trị trong văn học nước ta; bổ sung và làm phong phú cho kho tàng điển cố nội sinh của văn học Việt Nam như là một đối trọng với hệ thống điển cố ngoại lai mà chủ yếu là điển cố gốc Hán.

Truyện Kiều trở thành kho tàng điển cố

VỀ MỘT CHỮ "SÀO"


Nhiều người đều biết hoặc dùng qua món yến sào. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ “sào” trong tên gọi “yến sào” là gì. Thậm chí, có người còn nghĩ, “yến sào” là do đọc lệch từ “yến xào” mà thành. Thật ra, “sào” trong từ này không liên quan gì đến “xào nấu” cả.

Trong tiếng Hán có nhiều chữ “sào”. “Sào” trong “yến sào” thuộc bộ xuyên, tự dạng gồm bộ xuyên ở trên, chữ quả ở dưới, biểu thị hình ảnh tổ chim (phương thức tượng hình). 

VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA DIỆU GIÁC


Chùa Diệu Giác là một trong những ngôi cổ tự đươc xây dựng sớm nhất và có vai trò quan trọng trong lịch sử hoằng dương Phật giáo ở tỉnh Quảng Ngãi. Chùa được công nhận là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia năm 2000.

Chùa Diệu Giác tọa lạc sát phía tây quốc lộ 1A, thuộc thôn Phú Lộc (nên còn có tên dân gian là chùa Phú Lộc), xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, cách trung tâm TP. Quảng Ngãi khoảng 20 km về hướng bắc.

"Ổ QUA", "ĐỖ QUA" HAY "KHỔ QUA"?


Để chỉ loại quả có tên gọi trong phương ngữ miền Bắc là “mướp đắng”, ở miền Trung và miền Nam, một số nơi gọi “ổ qua”, một số nơi thì gọi “đỗ qua”, một số nơi lại gọi “khổ qua”. Vậy, đâu mới là “tên cúng cơm” của loại trái này?

Tôi tin rằng, từ đúng phải là “khổ qua”.Vậy, “khổ qua” có nghĩa là gì và có liên hệ gì với từ “mướp đắng”?