Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

"TÁ" VÀ "TÁ TRÀNG"


Hẳn nhiều người cho rằng, tá trong một tá (tức mười hai) và tá trong tá tràng chẳng liên quan gì với nhau. Nhưng thực ra, chúng chính là một. Tìm hiểu nguồn gốc của tá ta sẽ thấy được điều này.

Theo các nhà nghiên cứu, tá là một từ Việt gốc Anh. Có điều, nó không vào tiếng Việt trực tiếp như nhiều từ khác mà phải vòng qua con đường tiếng Hán. 

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

BÁNH NỔ - THỨC QUÀ NGHĨA TÌNH CỦA NGƯỜI XỨ QUẢNG


Người xứ Quảng có câu: “Mạch nha Thi Phổ/ Bánh nổ Thu Xà”. Thi Phổ, Thu Xà là những địa danh nổi tiếng ở tỉnh Quảng Ngãi, gắn với những giá trị văn hóa đặc sắc, đặc biệt là có những đặc sản tạo nên đặc trưng ẩm thực xứ Quảng. Trong đó, bánh nổ là món ăn được người dân nơi đây tự hào và thường chọn làm quà cho bạn bè phương xa.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

"MA CÀ RỒNG" VÀ "MA CÀ BÔNG"


Hẳn nhiều người cho rằng đây là hai loại ma và về từ nguyên, hai từ này đều có nguồn gốc phương Tây. Nhưng thật ra, trong chúng chỉ có một là ma và một là từ gốc phương Tây.

Ma cà bông chẳng phải là một loại ma nào cả. Đây là một từ gốc Pháp, bắt nguồn từ chữ “vagabond”, có nghĩa là “[kẻ] lang thang, lêu lổng, nay đây mai đó”. Vào tiếng Việt, nghĩa này được giữ nguyên. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “ma cà bông” là “kẻ không nhà cửa, không nghề nghiệp, sống lang thang (hàm ý khinh)” (Hoàng Phê chủ biên, 1997, tr.582).

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

MỘT MẸO PHÂN BIỆT HỎI / NGÃ


Trên báo Bình Định số ra ngày 22.2.2018, chúng tôi đã có dịp trình bày về một mẹo phân biệt hỏi, ngã dựa vào quy luật ngữ âm. Nay, xin được trình bày thêm một mẹo khác liên quan đến từ Hán Việt. Mẹo này có hai cách áp dụng.

Một, các chữ bắt đầu bằng những mẫu từ d, l, m, n và v đều được viết thanh ngã. Các chữ khác không bắt đầu bằng những mẫu tự trên thường được viết thanh hỏi. 

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

THĂM DI TÍCH TRỤ SỞ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM TRUNG BỘ


Di tích quốc gia trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ trong thời kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946 - 1949) nằm ở tả ngạn sông Phước Giang, thuộc thôn Phú Bình (thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành), cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 8 km về phía tây bắc.

Di tích gồm hai địa điểm: Nhà ông Nguyễn Tương nơi cụ Huỳnh Thúc Kháng ở và làm việc; nhà ông Ngô Đồng, trụ sở của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ và là nơi làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

"TRỰC TUYẾN" VÀ "NGOẠI TUYẾN"


Đây là những từ ngữ của thời đại số. Cách đây vài thập kỷ, “trực tuyến” và “ngoại tuyến” vẫn còn rất xa lạ với nhiều người. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) ấn hành các năm 1992 và 1997, hai từ này chưa được ghi nhận.

“Trực tuyến” và “ngoại tuyến” ban đầu vốn là những thuật ngữ của các ngành tin học, viễn thông. “Trực tuyến” tương đương với “online” trong tiếng Anh, có thể hiểu là “trạng thái đã được kết nối với mạng internet”. Còn “ngoại tuyến”, tương đương với “offline”, là “trạng thái không có kết nối với mạng internet”. Trong tiếng Việt hiện nay, “online” và “offline” được mượn nguyên dạng và sử dụng khá rộng rãi.