Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

NGUỒN GỐC CỦA "TÀY"


“Tày” trong tày trời, ngày vui ngắn chẳng tày gang là một từ ít được dùng trong tiếng Việt hiện đại. Nó tương đương với từ “bằng”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tày” là “có thể sánh với” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.879).

Tuy nhiên trước đây, “tày” từng được sử dụng rất phổ biến. Dấu ấn của điều này còn để lại trong nhiều từ, thành ngữ, ca dao mà ngày nay ta vẫn còn dùng như: tày đình (bằng cái đình), tày trời (bằng trời), gương tày liếp(gương bằng tấm liếp) (những cách nói phóng đại nhằm mục đích nhấn mạnh), học thầy không tày học bạn... 

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

CHÙA HƯƠNG NGHIÊM - NGÔI CỔ TỰ NGHÌN NĂM XỨ THANH


Về thăm xứ Thanh, du khách hãy đến vãn cảnh chùa Hương Nghiêm, một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất của tỉnh Thanh Hóa.

Chùa Hương Nghiêm được xây dựng từ thế kỷ 10. Chùa có tên chữ Hán đầy đủ là Càn Ni Sơn Hương Nghiêm tự, theo đúng cách đặt tên chùa ở nước ta thời Đinh, Lê, Lý Trần (tên chùa được đặt kèm với địa chỉ nơi chùa được dựng). 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

"HŨ" HAY "HỦ"?


Về một loại thức ăn làm từ đậu nành mà miền Bắc gọi là “đậu phụ”, miền Trung gọi là “đậu khuôn”, ở miền Nam có một tên gọi khác là “đậu hũ”. Tên gọi này bắt nguồn từ đâu?

“Đậu hũ” là một biến âm của “đậu hủ” bởi sự lẫn lộn hai thanh hỏi, ngã trong phương ngữ Nam bộ. “Đậu hủ” là một từ gốc Hán. Trong tiếng Hán, “đậu” (chữ cũng là bộ) có một nghĩa là “cây đậu”, tức “cây đỗ”, như trong hắc đậu(đậu đen), hoàng đậu (đậu nành), hồng đậu (đậu đỏ), lục đậu (đậu xanh)…

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

VỀ NƠI DIỄN RA TRẬN ĐÁNH THẮNG MỸ ĐẦU TIÊN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM


Núi Thành là huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Núi Thành đã một lòng theo Đảng, trung dũng kiên cường chiến đấu với địch, làm nên nhiều chiến công vang dội. Trong đó, tiêu biểu nhất là Chiến thắng Núi Thành ngày 26-5-1965, trận đánh thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

NGUỒN GỐC CỦA TỪ "MỒNG"

“Mồng” trong mồng mộtmồng hai  từ quen thuộc. Tuy nhiên, nghĩa và nguồn gốc của nó không phải ai cũng rõ. Vậy, “mồng” là gì và nó bắt nguồn từ đâu?
“Mồng” là một yếu tố Việt gốc Hán. Theo học giả An Chi trong bài “Sống là điệp thức sanh/sinh”, “mồng” bắt nguồn từ chữ “mạnh” (bộ tử). Mối quan hệ giữa/-ông/ ↔ /-anh/giữa “mồng” và “mạnh” ta còn gặp trong nhiều trường hợp:bộng [cây] ↔ bánh/bính (nghĩa là “hang, lỗ”); lông ↔ linh/lanh (lông chim); [mầm] mốngmộng [dừa] ↔ manh(mầm); [chết không còn một] mống ↔ manh (người, đứa); [khôn sống] mống [chết] ↔ manh (tối tăm, mù quáng, không biết gì hết); ngồng [cải] ↔ ngạnh (nhành cây, cuống hoa)…

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

VÌ SAO GỌI LÀ "CON NGƯƠI"?


Bên trong mắt có một bộ phận được gọi là con ngươi. Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “lỗ tròn giữa lòng đen con mắt” (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 1997, tr.193). Tuy nhiên, vì sao bộ phận này lại được gọi tên như vậy là câu hỏi không ít người băn khoăn.

Thật ra, con ngươi chính là con người. Như đã biết, giữa ngươi và người chỉ là một bước ngắn biến đổi thanh điệu từ thanh ngang sang thanh huyền. 

VỀ XỨ VÕ THƯỞNG THỨC BÁNH CUỐN TÂY SƠN


Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh hỏi cháo lòng, nem tré chợ huyện… Trong đó, bánh cuốn Tây Sơn là món ăn nổi tiếng mà du khách đến với xứ võ khó có thể bỏ qua.

Gọi là bánh cuốn Tây Sơn vì đặc sản này có nguồn gốc từ huyện Tây Sơn, quê hương của vua Quang Trung. Tuy nhiên, vì ngon và nổi tiếng nên từ lâu bánh cuốn Tây Sơn đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Ở TP. Hồ Chí Minh, có một chuỗi của hàng bánh cuốn Tây Sơn do người Bình Định làm chủ được nhiều thực khách biết đến.