Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

GÀNH YẾN - DI SẢN ĐỊA CHẤT CỦA MIỀN TRUNG


Được xem như “Ghềnh Đá Đĩa” của Quảng Ngãi, ghềnh Yến là một trong những thắng cảnh tuyệt đẹp, đồng thời là di sản địa chất của miền Trung, nằm trong quần thể thiên nhiên địa chất Lý Sơn - Bình Châu đang được lập hồ sơ công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Cách thành phố Quảng Ngãi 35 km về hướng Bắc, ghềnh Yến nằm bên làng chài thôn Thanh Thủy (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn). Ghềnh kéo dài khoảng 2 km với hình cánh cung vòng ôm lấy biển. Ấn tượng đầu tiên khi đến với ghềnh Yến chính là vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng trong nét hoang sơ đến say đắm lòng người.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

"TỰA ĐỀ" LÀ "NHAN ĐỀ"?


Trong thói quen ngôn ngữ của nhiều người, từ “tựa đề” được dùng như “nhan đề”, tức cùng chỉ tên của một quyển sách, tác phẩm, văn bản… (trở xuống xin gọi chung là “tác phẩm”). Trong ngôn ngữ sinh hoạt, thậm chí cả trong ngôn ngữ báo chí, ta thường gặp những cách dùng như: “Tôi xin trình bày một ca khúc có tựa đề là…”, “Tôi được mời tham gia bộ phim có tựa đề…”.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG TIÊN PHƯỚC


Trong kháng chiến chống Mỹ, Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) là địa bàn có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, giữ vị trí trung tâm của cả tỉnh, là nơi tiếp nối giữa các huyện phía đông và các huyện phía tây, nơi diễn ra thế trận đối đầu, giằng co quyết liệt giữa ta và địch.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

"TRỮ TÌNH" LÀ GÌ?


“Trữ tình” là từ khá quen thuộc với nhiều người. Và chắc hẳn, không ít trong chúng ta nghĩ rằng, “trữ tình” có nghĩa là “cất giấu, chứa đựng tình cảm”.


 Điều này có cơ sở của nó. Bởi trong tiếng Việt, trong số các hình vị “trữ”, hình vị “trữ” gốc Hán với nghĩa “cất, chứa” trong cách hiểu trên chiếm tỉ lệ lớn nhất, được dùng phổ biến nhất. Số lượng từ có sự tham gia cấu tạo của hình vị này cũng nhiều nhất. Chẳng hạn: trữ lượng, tích trữ, trữ chứa, dự trữ, lưu trữ,…

Tuy nhiên, cách hiểu trên lại là một sự nhầm lẫn. Vậy, “trữ tình” nghĩa là gì? Mấu chốt nằm ở hình vị “trữ”. Đây cũng là một hình vị gốc Hán, cũng mang nghĩa động từ như “trữ” với nghĩa “cất, chứa” (bộ bối hoặc miên).


Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

ĐẬM ĐÀ BÁNH CANH HẸ PHÚ YÊN


Đến Phú Yên, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản bánh canh hẹ, món ăn dân dã mà thơm ngon đậm đà được người dân xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh” rất yêu thích.

Món ăn này độc đáo ở nguyên liệu và cách chế biến. Gọi bánh canh hẹ vì hẹ là nguyên liệu không thể thiếu của món bánh canh này. 

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

ĐỘC ĐÁO NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN


Mè xửng là một đặc sản nổi tiếng của xứ Huế được nhiều người biết đến vì hương vị thơm ngon và tên gọi độc đáo. Theo tìm hiểu, loại kẹo này có tên gọi như vậy là bởi nó được làm từ mè (vừng) bằng cách xửng (cách hoán đường thành chất dẻo cô đặc).

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

"YÊU RÂU XANH" LÀ AI?


Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều sự vụ sàm sỡ xảy ra, người ta nói nhiều đến cụm từ “yêu râu xanh”. Đây là cụm từ được dùng rất phổ biến hiện nay, nhất là trong ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ báo chí.

Có một điều thú vị là, để chỉ người đàn ông dâm dục, có hành vi sàm sỡ, xâm hại, cưỡng hiếp phụ nữ, trẻ em, người ta dùng cụm từ “yêu râu xanh”, trong khi đó, những kẻ đồi bại này vốn là người (chứ không phải là yêu quái), có thể có hoặc không có râu, nếu có râu thì thường là râu đen hoặc râu bạc, gần như không có ai râu màu xanh. Vậy, từ đâu mà có cách ví von này?

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

BÀN VỀ "THẦN TƯỢNG"


Mấy ngày gần đây, nhân các sự kiện liên quan đến một số hiện tượng mạng xã hội mà Khá Bảnh là một trường hợp tiêu biểu, người ta nói nhiều đến vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay. Dưới góc nhìn ngôn ngữ, ta thử tìm hiểu “thần tượng” có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì?

Đây là một từ quen thuộc trong tiếng Việt. Những cách dùng như B là thần tượng của A (1) hoặc A thần tượng B(2) ta có thể bắt gặp thường xuyên trong đời sống ngôn ngữ.