Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

NGUỒN GỐC "TRƯỜNG HỌC"


“Trường học” là một từ rất quen thuộc, đến mức ai cũng hiểu ngay, nhưng nếu tìm đến từ nguyên của nó sẽ thấy có một số điểm thú vị.

Về yếu tố “học”. Đây là một từ Việt gốc Hán. Theo sách Tìm về cội nguồn chữ Hán của Lý Lạc Nghi, chữ “học” nghĩa ban đầu là “trường học”. Chữ này được thể hiện trên giáp cốt văn với hình ảnh ngôi nhà, phía trên có chữ “hảo” (biểu thị âm đọc). 

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

ĐỨC TÍNH "HIẾU HỌC"


Trong tiếng Việt, “hiếu học” là một từ quen thuộc và được dùng phổ biến đến mức nhiều người nhầm tưởng đây là từ thuần Việt. Thật ra, “hiếu học” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “học” (bộ tử) khi vào tiếng Việt đã được Việt hóa hoàn toàn, được dùng với nghĩa như trong các từ “học tập”, “khoa học”.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

VÌ SAO GỌI LÀ "THÁNG GIÊNG"


Chúng ta đang ở trong tháng giêng. Ai cũng biết “tháng giêng” là tên gọi tháng đầu tiên của năm âm lịch. Nhưng từ đâu mà có tên gọi này thì không phải ai cũng rõ.

Theo các nhà nghiên cứu, “tháng giêng” trong tiếng Việt bắt nguồn từ hai chữ “正月” trong tiếng Hán mà âm Hán Việt hiện đại của nó là “chinh nguyệt”. Chữ “正” có hai âm đọc là “chính” và “chinh”, trong đó, âm “chính” quen thuộc hơn. Do vậy, nhiều người cho rằng, hai chữ trên phải đọc là “chính nguyệt” và “tháng giêng” là do hai chữ “chính nguyệt” này.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

VỀ XỨ VÕ THƯỞNG THỨC BÚN SONG THẰN


Về xứ võ Bình Định, du khách sẽ được thưởng thức một loại đặc sản nổi tiếng với tên gọi rất lạ: bún song thằn.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tên gọi “song thằn” (hay “song thần”) bắt nguồn từ “song thằng” (nghĩa là hai sợi dây song song). Ban đầu, bún có tên gọi “song thằng” do khi làm bún, người ta kéo một lúc hai sợi bún song song; về sau, bị đọc chệch thành “song thằn”.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

KHAI BÚT ĐẦU NĂM



Trong truyền thống đón tết vui xuân của người Việt, liên quan đến chữ nghĩa, cùng với xin chữ, cho chữ, chơi chữ, ông bà ta còn có tục khai bút đầu xuân. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa gắn liền với truyền thống hiếu học, coi trọng chữ nghĩa của người Việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

"DÃ TRÀNG XE CÁT"... LÀM GÌ?


Hẳn ai cũng biết dã tràng là một loài thuộc bộ giáp xác, sống gần biển, có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm ăn. Loài động vật này còn có tên gọi khác là “còng”, “còng gió”. Về tên gọi “dã tràng” của loài động vật này, có lẽ ai cũng nghĩ nguồn gốc từ tiếng Việt…

Thật ra, “dã tràng” là một từ gốc Hán. Âm Hán Việt hiện đại của “dã tràng” là “dã trường”. “Dã tràng” là do đọc chệch “dã trường” mà thành. Vì như đã biết, hiện tượng biến âm /ương/ - /ang/ khá phổ biến trong tiếng Việt, như lên đường - lên đàng, đường hoàng - đàng hoàng, cầu Trường Tiền - cầu Tràng Tiền,…