Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

VÌ SAO LẠI GỌI "ĂN CHÙA"?

“Ăn chùa” được rất nhiều người dùng theo nghĩa hoán dụ là “ăn miễn phí, không tốn tiền”. Có người cho rằng, ý nghĩa trên của từ “ăn chùa” bắt nguồn từ một điển tích có từ đời nhà Đường (Trung Quốc).

Chuyện là có học trò nghèo hay chữ tên Vương Bá thường đến chùa Mộc Lan (sau đổi thành chùa Thạch Pháp) xin cơm chay. Trước mỗi bữa ăn, các sư đánh chuông ra hiệu, Vương Bá nghe chuông thì đến chùa cùng ăn. Thấy hàn sĩ ăn ké, nhưng lại ăn quá khỏe, nhiều sư không thích, bèn lỡm họ Vương bằng cách, một hôm ăn xong mới đánh chuông. Như mọi lần, nghe tiếng chuông, họ Vương đến chùa thì cơm canh đã hết sạch.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

VỀ XỨ QUẢNG THƯỞNG THỨC CANH RAU RANH ỐC ĐÁ


Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người dân nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh, trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

CA DAO, DÂN CA KHÁNG CHIẾN KHÁNH HÒA


"MẮT XANH" LÀ GÌ?


Trong tiếng Việt, từ “mắt xanh” thường được dùng với hai nét nghĩa là: 1. “cái nhìn phát hiện người tài” (như trong cách nói “ông ấy là người có mắt xanh, đã phát hiện và nâng đỡ nhiều nhà khoa học trẻ”) và 2. “cái nhìn của phụ nữ đối với nam giới [trong việc chọn người yêu]” (như trong câu nói của Từ Hải với Thúy Kiều “Bấy lâu nghe tiếng má đào/ Mắt xanh chẳng để ai vào có không”).

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM...


"QUY NINH" VÀ "QUY THÀNH"


Trong tiến trình lịch sử hơn 400 năm của mình (từ năm 1602 với sự kiện chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn), Quy Nhơn còn có một số tên gọi khác. Trong đó, có hai tên gọi mang thành tố “quy” là “Quy Ninh” và “Quy thành”.

1. Về địa danh “Quy Ninh”. Ðây là một tên gọi cũ của Quy Nhơn ra đời năm 1651, gắn với sự kiện chúa Nguyễn Phúc Tần cho đổi Quy Nhơn thành Quy Ninh. Ðến năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ Quy Nhơn. Như vậy, địa danh Quy Ninh tồn tại trong 91 năm. Từ năm 1742 về sau, địa danh này chỉ còn được nhắc đến trong sử sách.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

ĐỊA DANH BIỂN ĐẢO TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ


ĐỊA ĐẠO KỲ ANH - DẤU TÍCH VỀ LÒNG KIÊN CƯỜNG CỦA NHÂN DÂN QUẢNG NAM


Khu Di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng, cách trung tâm TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) 7 km về hướng đông bắc. Đây là địa đạo lớn thứ ba trong cả nước, sau địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) và địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).

Xã Kỳ Anh trước đây (nay là Tam Thăng) là một vùng quê nghèo yên bình, song đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở Quảng Nam giai đoạn 1964 - 1975. Tại đây, nhân dân Kỳ Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tam Kỳ đã trường kỳ kháng chiến, anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu, thực hiện phương châm “một tấc không đi, một li không rời” quyết tâm bám trụ, tận dụng mọi thời cơ để tiêu diệt địch. Địa đạo Kỳ Anh ra đời trong hoàn cảnh đó, với nhiệm vụ làm nơi giấu quân an toàn, nơi chuẩn bị lực lượng, vũ khí để chiến đấu và thực hiện công tác cứu thương, tác chiến.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

"TRI THỨC" VÀ "TRÍ THỨC"


Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), “tri thức” có nghĩa là “những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát)”. Còn “trí thức” lại là “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” (tr.1015).

Nghĩa của hai từ này phân biệt và rõ ràng như vậy. Thế nhưng không ít người lại nhầm lẫn giữa hai từ này. Chẳng hạn, “anh ấy là người có trí thức”, “giáo viên là thành phần tri thức của xã hội” là những cách dùng sai mà ta thường gặp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này?

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

"KIẾN VĂN" LÀ GÌ?


“Kiến văn” là một từ cũ, nay ít được sử dụng. Hơn nữa, từ này thường xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương, nên một số người cho rằng “kiến văn” có nghĩa là “kiến thức về văn chương”. Thoạt nghe có vẻ hợp lý. Khá nhiều người liên tưởng “kiến” trong từ “kiến thức” và “văn” trong từ “văn chương”, “thơ văn”.

Nhưng thật ra, từ “kiến văn” có nghĩa khác hoàn toàn, không liên quan gì đến chuyện văn chương cả. Trong từ này, “kiến” (chữ cũng là bộ, bộ kiến) có nghĩa là “thấy, trông thấy”; “văn” (bộ nhĩ) có nghĩa là “nghe, nghe được”. Cho nên cổ nhân mới có câu “bách văn bất như nhất kiến” mà tiếng Việt có thành ngữ tương đương là “trăm nghe không bằng một thấy”.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

VỀ ĐỊA DANH "BÌNH ĐỊNH"


Trong hệ thống địa danh tỉnh của khu vực Trung Bộ (và cả nước), địa danh “Bình Định” có một vị trí khá thú vị.

Đó là, trong khi hầu hết các địa danh cấp tỉnh khác đều mang ý nghĩa về đường lối trị nước (như Quảng Trị có nghĩa “việc cai trị được trải rộng”, Thừa Thiên là “tuân theo ý trời”, Quảng Nam là “mở rộng về phương Nam”,Quảng Ngãi là “làm cho điều nghĩa được lan rộng”) hoặc những mong ước tốt đẹp (như Quảng Bình có nghĩa là “bình yên trải rộng”, Phú Yên là “giàu có và yên bình”, Khánh Hòa là “vui mừng và thuận hòa”, Ninh Thuận là “yên ổn và thuận lợi”, Bình Thuận là “yên bình và thuận lợi”) thì địa danh “Bình Định” lại có ý nghĩa khác.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

LẦN TÌM THÀNH CỔ CHÂU SA


Thành cổ Châu Sa là thành đất do người Chăm xây dựng duy nhất còn lại ở Việt Nam hiện nay. Đây là ngôi thành gắn với nhiều bí ấn cùng lịch sử thăng trầm của dân tộc Chăm và vương quốc Chiêm Thành.

Thành Châu Sa được dân gian gọi là thành Hời (thành của người Hời, tức người Chăm). Sử cũ gọi là thành Đa La, Chiêm Lũy động, Cổ Lũy động. Thành tọa lạc ở khu vực hạ lưu tả ngạn sông Trà Khúc, nay thuộc xã Tịnh Châu, cách TP. Quảng Ngãi 7 km về hướng đông bắc.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

VÌ SAO KHÔNG CÓ "PHỤ NAM"?


Có một câu hỏi thú vị mà không ít người thắc mắc. Đó là tại sao có từ “phụ nữ” nhưng lại không có từ “phụ nam”?

Trong tiếng Việt, để chỉ “đàn bà”, “con gái”, có các từ mượn gốc Hán như nữ, nữ nhi, nữ giới, nữ nhân, phụ nữ; để chỉ “đàn ông”, “con trai”, ta có các từ mượn gốc Hán như nam, nam nhi, nam giới, nam nhân. Tuyệt nhiên không có từ phụ nam trong thế tương quan với từ phụ nữ. Vì sao có hiện tượng này? Vấn đề nằm ở yếu tố “phụ”.