Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017
Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017
AO SÚNG TUỔI THƠ
Mỗi khi hạ vào, tôi lại nhớ về quê nhà xa ngái. Ở nơi ấy, có những hàng tre xanh rì rợp mát con đường làng quanh quanh cát mịn, có dòng kênh nước trôi êm đềm qua từng khu vườn, thửa ruộng, có cả những ao súng mỗi khi hạ vào lại nở những đóa tím xinh xinh…
Lục tìm trong ký ức, khung trời tuổi thơ tôi lung linh bao sắc màu mùa hạ. Trong đó, ở nơi sâu kín nhất là sắc tím lặng lẽ, dịu dàng. Có sắc tím nồng nàn của những đóa bằng lăng đầu cành mới chớm, sắc tím miên man của những đám lục bình ngoài kênh… Và có cả sắc tím thân quen từ ao súng trước nhà.
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017
DƯỚI MÁI TRANH QUÊ
Nhiều bạn trẻ ngày nay có lẽ không thể nào hình dung được một ngôi nhà tranh trông như thế nào. Nhưng với thế hệ chúng tôi, những người đi qua gần nửa thế kỷ trước, mái tranh thân quen, gần gũi biết dường nào.
Thuở ấy, chúng tôi lớn lên dưới mái tranh nghèo. Mái tranh che chở tuổi thơ chúng tôi và cất giữ giùm chúng tôi cả một trời yêu thương kỷ niệm.
VỀ QUY NHƠN CHIÊM NGƯỠNG TƯỢNG ĐÀI NGUYỄN SINH SẮC – NGUYỄN TẤT THÀNH (Bút danh Phạm Tuấn)
Đến thăm thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) xinh đẹp và thơ mộng, du khách hãy đến viếng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đây là tượng đài đầu tiên trong cả nước về Bác Hồ và thân phụ của Người và là tượng đài thứ ba về Bác thời còn trẻ (sau tượng Bác Hồ ở bến cảng Nhà Rồng – TP. Hồ Chí Minh và tượng Bác ở trường Dục Thanh - Bình Thuận).
Bình Định là một trong những nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ thời còn trẻ. Theo sử liệu, ngày 1-7-1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được triều đình Huế bổ làm tri huyện Bình Khê. Trước khi vào nhậm chức, tháng 5-1909, cụ gửi Nguyễn Tất Thành vào Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp và văn hóa với nhà giáo Phạm Ngọc Thọ (là thân sinh của bác sĩ tài danh Phạm Ngọc Thạch). Nguyễn Tất Thành ở lại đây hơn 1 năm, nhiều lần lên Bình Khê (huyện Tây Sơn bây giờ) thăm cha. Tháng 8-1910, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ biệt cha để về lại Huế trước khi vào Nam, tiếp tục hành trình tìm đường cứu nước. Đây là lần cuối cùng Người được gặp thân phụ của mình.
Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017
"SỰ TÍCH HOA PHƯỢNG" - TỪ TRUYỆN ĐẾN KỊCH BẢN PHIM
Là tác giả lớn của nền văn học thiếu nhi Việt Nam, Phạm Hổ (quê ở TX An Nhơn) có nhiều tác phẩm được chuyển thể (phổ nhạc, dựng phim). Ðầu năm 2017, truyện cổ tích hiện đại “Sự tích hoa phượng” (rút từ tập truyện “Chuyện hoa, chuyện quả” nổi tiếng của ông) được dựng thành phim hoạt hình với nhan đề “Truyền thuyết hoa phượng đỏ” (do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất). Tháng 5 vừa rồi, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Phạm Hổ (2007-2017), kịch bản của phim được in thành sách (NXB Kim Ðồng xuất bản).
Ðiều đặc biệt, tác giả kịch bản trên không ai khác chính là nhà biên kịch Phạm Sông Ðông, con gái út của nhà thơ Phạm Hổ, một trong những nhà biên kịch phim hoạt hình uy tín nhất hiện nay.
Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017
CẢM NHẬN MỘT BÀI THƠ HAIKU VIỆT CỦA PHẠM TUẤN VŨ (HuyBa)
Vào trang vnweblogs , tình cờ đọc haiku của một bạn rất trẻ : Phạm Tuấn Vũ , sn 1991, thật ngạc nhiên. Tôi đọc đến chùm bài số 10,11,12 thì có cảm hứng viết một cảm nhận. Các bạn thích haiku thì đọc cho vui .
10
chiều ba mươi
nhà bên xóm trọ
tất niên
Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017
Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017
Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017
NHÂN VẬT ÔNG GIÁO TRONG TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” CỦA NAM CAO
Từng là một “giáo khổ trường tư”, Nam Cao hiểu và viết thấm thía về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng của người làm nghề dạy học trước 1945. Ông có hẳn một mảng đề tài viết về người trí thức trước Cách mạng mà nhân vật trung tâm là những văn sĩ và những ông giáo trường tư.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)