Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

"DÃ" HAY "GIÃ"?


Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã tật”.

Thật ra, “dã” và “giã” là những từ hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Việt, “dã” có nghĩa là “làm giảm, làm mất tác dụng của chất, thường là có hại, đã hấp thu vào trong cơ thể”, như trong “dã độc”, “dã rượu”. Như vậy, “dã” gắn liền với một chất cụ thể. Trong thành ngữ “thuốc đắng dã tật”, “tật” là yếu tố gốc Hán, nghĩa là “bệnh”, không phải là một chất cụ thể. Do đó, kết hợp “dã tật” là không ổn.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

THĂM NHÀ LƯU NIỆM CỤ PHAN CHÂU TRINH


Về thăm xứ Quảng Nam "chưa mưa đã thấm", du khách hãy ngược về vùng trung du, đến thăm nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, một trong những Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng của Quảng Nam.

Di tích nhà lưu niệm cụ Phan hiện nay tọa lạc trong một khu vườn xanh mát trên một sườn núi thuộc thôn Tây Hồ (xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

MẮT CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG


"HẢI", "DƯƠNG" VÀ "BIỂN"


Trong từ vựng tiếng Việt, có nhiều yếu tố chỉ “vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất” như hải,dương, biển, bể.

Trong đó, hải và dương là hai yếu tố gốc Hán. Về mặt tự dạng, cả hải lẫn dương đều thuộc bộ thủy (liên quan đến nước). Về mặt nghĩa, chúng đều chỉ biển. Tuy nhiên, giữa hải và dương có sự phân công nhất định về nghĩa. Hảithường được dùng để chỉ biển nói chung. Còn dương thường được dùng với nghĩa “biển lớn”. 

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

CÓ PHẢI LÀ TỪ LÁY?


Trong tiếng Việt, có không ít từ bị nhầm là từ láy. Đó là những từ mang hình thức từ láy (các yếu tố cấu thành quan hệ về ngữ âm) nhưng kỳ thực lại là từ ghép (các yếu tố cấu thành quan hệ về ngữ nghĩa), chẳng hạn như:bay nhảy, bờ bãi, cỏ cây, sông suối…

Hùng hổ cũng là một trường hợp như vậy. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là từ láy phụ âm đầu. Trên thực tế, một số cuốn từ điển từ láy đã ghi nhận hùng hổ là một từ láy. 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

"TANG BỒNG" LÀ GÌ?


Đọc thơ văn của người xưa hay đâu đó trong cuộc sống, ta thường gặp các cụm từ “nợ tang bồng”, “chí tang bồng”, “khách tang bồng”; thành ngữ “thỏa/phỉ chí tang bồng”. Đối với nhiều người, nhất là các bạn trẻ hiện nay, không hẳn ai cũng rõ nghĩa của chúng.

“Tang bồng” là dạng rút gọn của thành ngữ gốc Hán “tang hồ bồng thỉ” hoặc “tang bồng hồ thỉ”. Trong đó, “tang” là cây dâu; “bồng” là tên một loại cỏ thuộc chi ngải, cỏ bồng; “hồ” là cây cung và “thỉ” là mũi tên.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

VỀ MỘT CÁCH XIN LỖI, CẢM ƠN



Trong tiếng Việt, có nhiều cách để bày tỏ lòng biết lỗi, biết ơn. Hiện nay, trong ngôn ngữ sinh hoạt, có một cách rất phổ biến là dùng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Thay vì “xin lỗi”, nhiều người lại nói “sorry”. Tương tự, thay vì “cảm ơn”, không ít người thích dùng “thanks”, “thank you”.