Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

BÀN CHUYỆN "TÂN NIÊN"


“Tân niên” là một từ Việt gốc Hán, có nghĩa là “năm mới” (tân: mới; niên: năm), được dùng khá phổ biến trong tiếng Việt. Chẳng hạn, trong những lời chúc xuân, người ta thường sử dụng/ bắt đầu bằng cụm từ “cung chúc tân niên” (chúc mừng năm mới). Hoặc như, vào dịp năm mới, bên cạnh số tất niên, một số báo, tạp chí còn ra số tân niên. Trong cộng đồng người Công giáo, lễ nhà thờ đầu năm được gọi là “thánh lễ minh niên” hoặc “thánh lễ tân niên”. Ở nhiều cơ quan, sau kỳ nghỉ tết, ngày làm việc đầu tiên, người ta thường tổ chức tiệc tân niên (thường được gọi là “gặp mặt đầu năm”).

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

"TẤT NIÊN"


Một trong những tục lệ gắn liền với ngày tết của người Việt không ai không biết là lễ tất niên, tiệc tất niên. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của từ “tất niên” có lẽ không phải ai cũng rõ.

“Tất niên” là một từ Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, chữ “tất” (trong “tất niên”) thuộc bộ điền, có nghĩa là “xong, hết, hết cả”. Còn chữ “niên” thuộc bộ can, có nghĩa là “năm, tuổi, thời kỳ”. Chẳng hạn, “thanh niên” nghĩa là “tuổi xanh”, “tráng niên” là “thời trai tráng khỏe mạnh”. 

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

TỪ ĐÂU MÀ CÓ "CHẠP MẢ"?



Hằng năm, từ khoảng giữa tháng 11 âm lịch cho đến hết tháng Chạp, người miền Trung thường có truyền thống đi giẫy mả, quét dọn, sửa sang mồ mả tổ tiên, thắp nhang tưởng nhớ ông bà, sau đó bà con trong dòng họ trở về nhà quây quần bên mâm cỗ. Truyền thống này được gọi là “chạp mả”. Vậy, “chạp mả” có nguồn gốc từ đâu?

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

THĂM CHÙA PHẬT LỒI Ở QUY NHƠN


Về thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), du khách đừng quên một lần đến thăm chùa Phật Lồi, một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng nhất xứ võ.

Chùa Phật Lồi có tên chữ là Linh Sơn cổ tự. Chùa được xây dựng vào năm 1913, tọa lạc ở làng chài Hải Giang (nay đã dời về khu tái định cư Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn). Đây là ngôi chùa nhỏ nhưng có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người dân Hải Giang. Đặc biệt, chùa nổi tiếng khắp tỉnh với pho tượng Chăm được thờ tại chùa.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

"NỘP" & "NẠP"


Hẳn không ít trong chúng ta từng băn khoăn “nộp” hay “nạp”tiền vào tài khoản điện thoại di động, đâu mới là cách dùng đúng? Trong tiếng Việt, “nạp” và “nộp” là hai từ có ý nghĩa và âm đọc gần gũi. Do đó, hai từ này thường bị nhầm lẫn. Nhiều người còn cho rằng, “nạp” là biến thể do đọc chệch “nộp” mà thành.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

VỀ MỘT HÌNH VỊ "HOÀI"


Trong tiếng Việt, có 2 từ “hoài”. Đó là: (1) “hoài” với nghĩa “uổng, phí” (như trong “sống hoài sống phí”) và (2) “hoài” với nghĩa “mãi, không thôi, không dứt” (như trong “mưa hoài mưa mãi”, “nhớ nhau hoài”).

Ngoài ra, còn có một hình vị “hoài” với nghĩa khác. Nó chưa thành từ nên không tồn tại độc lập trong tiếng Việt. Tuy nhiên, hình vị này vẫn tham gia tạo từ và được dùng khá phổ biến. Đó là hình vị “hoài” trong các từ như “hoài cảm”, “hoài cổ”, “hoài niệm”…

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

RA LÝ SƠN THƯỞNG THỨC TỎI NON


Lâu nay, nhiều người chỉ biết tỏi củ là sản phẩm duy nhất của cây tỏi. Thế nhưng, ra huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), du khách sẽ được biết một đặc sản khác rất độc đáo cũng từ cây tỏi là tỏi non.

Tỏi là cây trồng chủ lực ở huyện đảo Lý Sơn. Người dân Lý Sơn gần như “độc canh” tỏi. Do đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, phương pháp canh tác, tỏi Lý Sơn có giá trị đặc biệt, là đặc sản rất được ưa chuộng trong và ngoài nước.