Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

"BẤT CẬP" LÀ GÌ?


“Bất cập” là từ khá quen thuộc trong tiếng Việt hiện nay, nhất là trong ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp từ này bị dùng sai vì người viết/nói không nắm rõ nghĩa của nó.

Trong thói quen dùng từ nhiều người, “bất cập” có nghĩa là “không phù hợp, còn hạn chế, còn tồn đọng”. Cách hiểu này được dùng rất phổ biến, ngay cả trong ngôn ngữ báo chí. Chẳng hạn, báo TN ngày 2.12.2018 có bài “Bất cập trong hỗ trợ cô dâu Việt ở Hàn Quốc”; báo TT ngày 18.9.2018 có bài “Giao thông ở VN còn nhiều thách thức, bất cập”.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA DIÊM ĐIỀN



(Baoquangngai.vn)- Diêm Điền tự là một trong ngũ đại danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn và chùa Hoa Nghiêm (TP.Quảng Ngãi). Đây là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.

DƯỚI BÓNG LŨY TRE LÀNG




Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

"LẠM DỤNG" LÀ GÌ?


Đây là từ khá quen thuộc trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp, nhất là trong báo chí, nó bị dùng sai một cách… hồn nhiên.

Lạm dụng là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ lạm thuộc bộ thủy (liên quan tới nước), nghĩa gốc là “nước tràn ngập”, sau phái sinh nghĩa “quá mức” (như trong lạm thu, lạm quyền, lạm phát); chữ dụng (chữ cũng là bộ) có nghĩa là “dùng”. Lạm dụng có thể hiểu là “dùng quá mức”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa lạm dụng là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.538).

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

NHÂN NOEL NÓI CHUYỆN "GIÁNG SINH"


Một mùa Giáng sinh nữa đang về. Chúng ta có thể cảm nhận rõ không khí Giáng sinh rộn ràng trên nhiều con phố. “Giáng sinh” là gì? Đây là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ giáng (bộ phụ), ngược với thăng, có nghĩa là “sa xuống, rơi xuống, gieo xuống”, như trong giáng trần, giáng chức… Còn chữ sinh (chữ cũng là bộ) được Việt hóa hoàn toàn, là từ quen thuộc được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, có nghĩa là “đẻ ra, làm ra, sống, sự sống”, như trong sinh con, phát sinh, sinh vật…

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

VIẾNG ĐỀN THỜ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI Ở QUẢNG NGÃI


Nằm trên đường dẫn xuống biển Mỹ Khê, cách Khu di tích cấp quốc gia Chứng tích cuộc thảm sát Sơn Mỹ khoảng 800 m, đền thờ Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là đền thờ Trương Định thứ hai, sau đền thờ ông tại thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xây năm 1972. Đền thờ tọa lạc ở xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, quê hương của người anh hùng dân tộc Trương Định.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

CỔ VŨ, CỔ ĐỘNG VÀ CỔ ĐỘNG VIÊN


Chúng ta đang ở trong những ngày tuyệt vời của bóng đá Việt Nam khi đội tuyển quốc gia giành tấm vé vào chung kết giải AFF Suzuki Cup 2018 với chuỗi 6 trận bất bại liên tiếp. Làm nên không khí tuyệt vời này, có một phần không nhỏ của sự cổ vũ nồng nhiệt đến từ phía các cổ động viên.

Trong thể thao, “cổ vũ”, “cổ động” và “cổ động viên” là những khái niệm rất quen thuộc. Trong chuyên mục “Chữ & Nghĩa” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn gốc của những từ này.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

"MÙA MƯA" VÀ "MÙA ĐÔNG"


Chúng ta đang ở trong những ngày của mùa mà có nơi gọi là “mùa đông”, có nơi lại gọi là “mùa mưa”? Với nhiều người, “mùa mưa” và “mùa đông” là một.

Ở nước ta, mùa đông và mùa mưa chỉ trùng hợp về một phần thời gian diễn ra và một số đặc trưng khí hậu. Chứ thật ra, “mùa đông” hoàn toàn khác “mùa mưa”.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

"ĂN MÀY" LÀ AI?


Ca dao có câu: “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”. Hẳn ai cũng biết ăn mày là ai nhưng tại sao những người đó được gọi là “ăn mày” thì không phải ai cũng rõ.

Trong tiếng Việt, “ăn mày” còn có một từ đồng nghĩa là “ăn xin”. Tuy nhiên, đây không phải là hai tổ hợp tương đương. Bởi vì hai yếu tố “mày” và “xin” không chỉ khác về ngữ nghĩa mà còn khác cả chức năng ngữ pháp. Trong tổ hợp “ăn mày”, “mày” không phải là cách thức để có cái ăn như “xin” mà chính là đối tượng để ăn. Vậy, “mày” là gì mà người ta có thể ăn được và nó liên quan gì đến chuyện “ăn xin”?

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

VỀ QUẢNG NGÃI VÃN CẢNH CHÙA DIÊM DIỀN


Cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (huyện Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn (huyện Sơn Tịnh) và chùa Hoa Nghiêm (TP. Quảng Ngãi), Diêm Điền tự là một trong "ngũ đại danh tự" của tỉnh Quảng Ngãi, một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.

Chùa Diêm Điền tọa lạc ở thôn Diêm Điền (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi). Chùa nằm trong một khuôn viên nhỏ, nép dưới những tán cây cổ thụ, khuất bóng sau những hàng tre, bốn bên ruộng đồng bao bọc…Tổng diện tích chánh điện của chùa chỉ vỏn vẹn 20 m2 nhưng vẫn giữ được nét thâm nghiêm, cổ kính. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của chùa Việt. Cổng chùa nép dưới bóng cây đa.