Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

NGUỒN GỐC CỦA "CHẢ"

Chả là một trong những món ăn thân thuộc của người Việt. Ở Bình Định ta, nem chả chợ Huyện, chả ram tôm đất, chả cá là những đặc sản được nhiều người yêu thích.

Về nguồn gốc của từ chả, hầu hết trong chúng ta đều nghĩ đây là một từ thuần Việt, bởi chả là tên gọi của một món ngon gắn bó từ lâu đời với người Việt ta. Nhưng thật ra, chả lại là một từ Việt gốc Hán. 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

VỀ MỘT CHỮ "DỊCH"


Trong ngôn ngữ sinh hoạt, nhất là trong tiếng chửi rủa, ta thường nghe những cụm từ như đồ mắc dịch, thứ ôn dịch. Do đâu mà có những cách nói trên?

Dịch trong mắc dịch, ôn dịch vốn là một từ Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, dịch thuộc bộ nạch (liên quan đến bệnh tật). Hán Việt tự điển giảng “bệnh ôn dịch, bệnh nào có thể lây ra mọi người được gọi là dịch” (Thiều Chửu, NXB Thanh niên, 2010, tr.496). 

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

VÌ SAO LẠI LÀ "SÀNG KHÔN"?


Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt mà có lẽ ai cũng biết và hiểu. Tuy nhiên, sẽ khá bất ngờ nếu chúng ta tự hỏi tại sao ông bà ta lại dùng sàng khôn. Trong khi đó, nếu dùng các nông cụ vốn gần gũi với người nông dân để ví von, người ta có thể gọi là thúng khôn, nia khôn, nong khôn…;hoặc nếu dùng những vật dụng để chứa đựng gần gũi với người đi đường, cũng có thể dùng gói khôn, tay nải khôn, túi khôn…

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

NGUỒN GỐC CỦA "TỬ TẾ"


Tử tế là một từ láy? Hẳn nhiều người cho là vậy. Kỳ thực, dù mang hình thức láy phụ âm t- nhưng tử tế lại là một từ được tạo thành bằng phương thức ghép, trong đó hai yếu tố tử và tế bình đẳng với nhau về mặt ngữ nghĩa, và đều là những yếu tố gốc Hán.

Tử (bộ nhân) có nhiều nghĩa, trong đó có nét nghĩa “kỹ lưỡng, cẩn thận”. Tế (bộ mịch) có nghĩa “nhỏ, mịn, kỹ càng, tỉ mỉ”, như trong tế bào, tinh tế, vi tế. Trong tiếng Hán, tử tế mang nghĩa “tỉ mỉ, kỹ càng, cẩn thận”.

90 NĂM DÂN TỘC TA CÓ ĐẢNG


Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

"TẾT TƯƠI" LÀ GÌ?


Nhân những ngày Xuân mới còn đang rất nồng nàn, xin được bàn về hai tiếng tết tươi. Ta hay gặp hai tiếng này trong cách nói ngày tết ngày tươi. Tra một số cuốn từ điển tiếng Việt, chúng tôi không thấy mục từ tết tươi được ghi nhận. Vậy, tết tươi là gì?

Tết thì ai cũng rõ. Vậy còn tươi? Trong tiếng Việt có 2 từ tươi. Tươi1 có 6 nét nghĩa là: 1. “(hoa lá, cây cối đã cắt, hái, đẵn xuống) đang còn mới, còn giữ nước, chưa úa, chưa héo, chưa khô. Rau tươi”; 

NGUỒN GỐC CỦA "TẾT NHẤT"



Theo một số nhà nghiên cứu, tết nhất là một dạng biến âm của tiết nhật (ngày tết). Tuy nhiên, điều này không thuyết phục. Về phương diện ngữ âm, rất khó để một thanh nặng chuyển đổi thành thanh sắc. Về phương diện ngữ nghĩa, tiết nhật (ngày tết) mang nghĩa cụ thể; trong khi đó, tết nhất (tết nói chung) lại mang nghĩa khái quát với phạm vi rộng hơn. Về phương diện ngữ pháp, tiết nhật là một cấu trúc chính - phụ của tiếng Hán (phụ trước, chính sau); trong khi đó, tết nhất lại cho ta cảm nhận về một cấu trúc đẳng lập của tiếng Việt.