Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

KHÁM PHÁ NGÔI THÁP CHĂM ĐẶC BIỆT Ở BÌNH ĐỊNH


Về Bình Định thăm tháp Chăm xưa, du khách đừng quên đến chiêm ngưỡng ngôi tháp cổ Bình Lâm. Đây được xem là một trong những ngôi cổ tháp đặc biệt nhất của xứ võ.

Tên của tháp này được gọi theo tên địa phương nơi tháp tọa lạc: thôn Bình Lâm thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Trong khi hầu hết các tháp Chăm khác đều nằm trên đồi hoặc gò cao, tách biệt với dân cư thì tháp Bình Lâm lại tọa lạc giữa đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư đông đúc.

NGUỒN GỐC CỦA "TÚY LÚY"


Chỉ trạng thái say “đến mức hoàn toàn không còn biết gì nữa”, tiếng Việt có từ túy lúy. Chẳng hạn, có thể nói “chồng tôi ngày nào cũng say túy lúy”.

Trong cảm nhận của người Việt, đây là một từ láy. Hầu hết các cuốn từ điển từ láy tiếng Việt cũng ghi nhận túy lúy là một từ láy. Thật vậy, nếu xét về phương diện ngữ âm thuần túy thì túy lúy là một tổ hợp có hình thức láy, nhưng dựa trên lịch sử ra đời thì túy lúy lại không được hình thành từ phương thức láy.

Còn theo học giả An Chi trong Từ nguyên (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2019), túy lúy là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ thành ngữ túy lý càn khôn (túy: say; lý: trong; càn khôn: trời đất), nghĩa là “trời đất trong cơn say”. Trời đất trong cơn say thì quay cuồng, điên đảo. Người xưa dùng thành ngữ này để diễn tả trạng thái say đến mức không còn biết gì.