Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019
"THÔN ĐOÀI" LÀ THÔN NÀO?
Trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính có hai địa danh được nhắc đến là “thôn Đoài” và “thôn Đông” (Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?). Ngoài câu thơ của Nguyễn Bính, ta còn gặp điều này trong nhiều câu ca dao, thành ngữ khác, như: Làm trai cho đáng lên trai/ Xuống Đông, Đông tĩnh; lên đoài, đoài tan (an/yên). Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “thôn Đoài” là thôn nào?
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019
"THỊ HIẾU" LÀ GÌ?
Đây là từ quen thuộc trong tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều người không rõ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên nó, do đó cho rằng thị hiếu là “cái nhìn mang sự yêu thích”.
Thật ra, thị hiếu chẳng liên quan gì đến “cái nhìn” cả. Cách hiểu trên là bởi sự ảnh hưởng của hình vị thị. Trong tiếng Việt, có nhiều hình vị thị gốc Hán; trong đó, thị với nghĩa “nhìn” (bộ kỳ) phổ biến hơn cả. Sự “nhiễu nghĩa” của thị này dẫn đến cách hiểu “cái nhìn” là điều dễ hiểu.
Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019
VỀ XỨ QUẢNG THƯỞNG THỨC CANH DÂU TẰM
Ở Quảng Nam, đặc biệt là dọc hai bờ sông Thu Bồn, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển từ rất sớm. Cây dâu tằm vì thế cũng để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa của người xứ Quảng. Một trong những dấu ấn ấy là món canh dâu tằm bình dị mà bao đời nay nhiều người vẫn yêu thích.
Nấu món canh dâu tằm khá dễ. Nguyên liệu chính là lá dâu tằm. Lá để nấu canh phải là những đọt non, không bị sâu phá. Khi hái về, lá được vò sơ qua để khi chín sẽ mềm, bùi hơn và tăng thêm hương vị, sau đó mang rửa sạch rồi thái vừa ăn. Lá dâu tằm có thể nấu với thịt bò, thịt heo hoặc tôm, tép sông sẽ ngọt nước và đậm vị. Hoặc đơn giản chỉ nấu canh không với một ít dầu ăn, hạt nêm, mì chính vẫn có một bát canh dâu tằm ngọt mát.
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019
"BA", "ĐÀO" VÀ "LÃNG"
Tương đương với sóng trong tiếng Việt, tiếng Hán có ba, đào, lãng. Cả ba đều thuộc bộ thủy (liên quan đến nước). Trong đó, ba có nghĩa là “sóng nhỏ”, đào là “sóng lớn, sóng cả” còn lãng là “sóng” nói chung.
Cả ba đều vào tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng không tồn tại độc lập vì không đủ sức để thay thế từ sóng mà chỉ tham gia tạo từ trong một số tổ hợp như: ba đào (sóng to nói chung, chuyển nghĩa chỉ cảnh đời chìm nổi, gian truân), bôn ba (chạy vạy vất vả, bắt nguồn từ nghĩa gốc là “sóng nước chảy xiết”), phong ba (sóng gió), lãng du,lãng mạn, lãng tử, phóng lãng, phiêu lãng (đều mang nghĩa gốc là phóng túng, nay đây mai đó ví như sóng nước không cố định một nơi nào cả).
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019
"CHÂU VỀ HỢP PHỐ"
Đây là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt. Trên báo chí, thành ngữ này cũng thường được sử dụng. Thành ngữ này bắt nguồn từ đâu và có nghĩa là gì?
“Châu về Hợp Phố” vốn là một điển cố gốc Hán, bắt nguồn từ câu “châu hoàn Hợp Phố” hoặc “Hợp Phố châu hoàn” (hoàn: trở về). Điển cố này gắn với địa danh Hợp Phố, một quận xưa của đất Giao Châu, là nơi sản xuất ngọc trai nổi tiếng (châu: ngọc trai, còn gọi là trân châu, về sau chỉ ngọc nói chung). Theo sách Hậu Hán thư, thời Hậu Hán, có tên quan thái thú tham ác ép dân phải đi lấy ngọc châu rất ngặt, vì thế, châu bỏ đi nơi khác hết. Mạnh Thường lên thay, ông bãi bỏ các quy định hà khắc của tên thái thú cũ, cho dân chúng tự do khai thác, sản xuất, chế tác châu. Nhờ đó, châu lại trở về quê nhà Hợp Phố.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)