Trong tiếng Việt, một số loại nhạc cụ nguồn gốc phương Tây thường có hai, thậm chí ba, bốn tên gọi. Đó chủ yếu là những tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Anh - Pháp và tiếng Hán. Chẳng hạn, violon có tên gọi Hán Việt là vĩ cầm, guitar có tên gọi Hán Việt là Tây Ban cầm, accordion có tên gọi Hán Việt là phong cầm hoặc thủ phong cầm, pipe organ còn gọi là đại phong cầm, harmonica còn gọi là khẩu cầm. Tương tự, piano cũng có tên gọi Hán Việt là dương cầm.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019
"LÂM LI" VÀ "LÂM THÂM"
Theo Từ điển tiếng Việt, lâm li là “buồn thảm, gây thương cảm” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.547), lâm thâm là “(mưa) nhỏ, mau hạt và kéo dài” (sđd, tr.548). Chính hình thức trùng lặp âm thanh (phụ âm /l/ ở lâm li và vần /-âm/ ở lâm thâm) cùng sự mờ nghĩa của các yếu tố của chúng đã khiến nhiều người nhầm lẫn đây là những từ láy, nhưng thực chất chúng lại là một tổ hợp ghép và một tổ hợp chủ - vị.
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019
"CỨU CÁNH", "VỊ THA"
Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, thậm chí trên báo chí, không ít người dùng sai từ cứu cánh với nghĩa như giải cứu, cách giải cứu tốt nhất... Chẳng hạn như trong các cách dùng “anh ấy là cứu cánh của cuộc đời tôi”, “phá cánh cửa để thoát ra ngoài là cứu cánh duy nhất vào lúc này”...
Thật ra, cứu cánh chẳng liên quan gì đến giải cứu, cứu thoát cả. Đây là một từ gốc Hán. Trong đó, cứu (bộ huyệt) có nghĩa “cuối cùng, tận cùng”. Cánh (bộ âm) đồng nghĩa với cứu, nghĩa là “cuối cùng, trọn, suốt”, như trong cánh nhật (trọn ngày), cánh dạ (suốt đêm).
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019
QUANH MỘT CHỮ "QUAY"
Hầu hết chúng ta đều nghĩ quay trong quay vịt, heo quay là một phương thức chế biến thức ăn, cũng như chiên, xào, hấp, luộc… Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa quay là “làm chín vàng cả khối thịt bằng cách xoay đều trên lửa hoặc rán trong chảo mỡ đậy kín” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.792).
Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn nếu ta biết từ quay trên bắt nguồn từ quay có nghĩa gốc “chuyển động hoặc làm cho chuyển động quanh một trục hay một điểm ở trung tâm một cách đều đều, liên tục” (Sđd, tr.792), như trong quay tơ, bánh xe quay đều.
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019
NGUỒN GỐC CỦA TỪ "CHÂM CHƯỚC"
Châm chước là từ hầu như ai cũng rõ nghĩa. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: 1. “lấy ở chỗ này, bỏ ở chỗ kia, thêm bớt cho vừa phải”, như trong châm chước đề nghị của hai bên để làm hợp đồng; 2. “giảm nhẹ bớt yêu cầu, vì chiếu cố đến hoàn cảnh cụ thể”, như trong châm chước về điều kiện tuổi; 3. “chiếu cố mà tha thứ”, như trong cứ thành khẩn nhận lỗi, người ta sẽ châm chước cho (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.150).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)