Khi được hỏi câu hỏi trên, không ít người đã trả lời rằng “đi thi phải kiêng cữ nên gọi là… thi cử”. Dĩ nhiên, đây là cách nói vui, vì ai cũng biết “cử” và “cữ” là hai từ hoàn toàn khác nhau và hai từ “thi cử”, “kiêng cữ” về mặt ngữ nghĩa cũng chẳng liên quan gì với nhau.
Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019
THĂM DI TÍCH CHIẾN THẮNG BA GIA
Về quê hương cách mạng Quảng Ngãi, một địa danh nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua là Di tích chiến thắng Ba Gia.
Di tích chiến thắng Ba Gia thuộc xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 15 km về hướng tây bắc. Trước kia, đây là một thị tứ khá sầm uất. Trong kháng chiến chống Mỹ, Ba Gia nằm trên Tỉnh lộ 5 (nay là Quốc lộ 24B) là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm Quảng Ngãi với các huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh và vùng tây nam Quảng Nam, là địa bàn chiến lược hiểm yếu về an ninh, quân sự.
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019
NGUỒN GỐC CỦA "BA REM"
“Ba rem” là một từ khá quen thuộc trong tiếng Việt. Chúng ta thường gặp từ này trong những cách dùng như “cứ theo ba rem mà chấm”, “chấm điểm môn văn rất khó theo ba rem”. Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2017) định nghĩa “ba rem” là “đáp án có kèm theo điểm cụ thể của từng phần, dùng làm căn cứ để chấm thi”.
Về nguồn gốc, hẳn ai cũng biết “ba rem” là một từ gốc Pháp, bắt nguồn từ từ “barème”, có nghĩa là “bảng tính sẵn”. Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn nếu ta biết, “barème” vốn không phải là một danh từ chung trong tiếng Pháp.
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
"THIẾU NHI" LÀ AI ?
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, đó là “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.927). “Thiếu nhi” là dạng rút gọn của “thiếu niên nhi đồng”.
“Thiếu niên” và “nhi đồng” là những từ Việt gốc Hán có nghĩa chỉ các lứa tuổi khác nhau. Trong từ “nhi đồng”, “nhi” có nghĩa là “đứa bé”, “đồng” cũng tương tự với nghĩa “đứa trẻ”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)