Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

TỪ CÁI TRANG ĐẾN "TRANG TRẢI"


Hẳn nhiều người cho rằng, cái trang (một dụng cụ để cào lúa) và từ “trang trải” chẳng quan hệ gì với nhau. Nhưng sẽ thật thú vị nếu chúng ta biết “trang” trong “trang trải” cũng như nghĩa của từ này liên quan mật thiết đến dụng cụ của nhà nông vừa nói.

Cụ Nguyễn Công Trứ có một câu thơ mà có lẽ một số người thời nay sẽ cảm thấy khó hiểu: Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

PHẠM QUỐC CA - MỘT HỒN THƠ ĐA SẮC, ĐẰM SÂU SUY TƯỞNG


Cơn mưa mạ vàng (Tuyển thơ 1970-2017) là tập thơ thứ 6 của Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Quốc Ca, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Ðại học Ðà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Ðồng. Sách dày 370 trang, do Nhà nước đặt hàng, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2018. Những đặc sắc của phong cách cùng nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật từng được ghi nhận qua các giải thưởng và được bạn đọc yêu mến của thơ Phạm Quốc Ca đã được thể hiện trọn vẹn trong tuyển tập này. 

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

CÓ MỘT TỪ "MUÔN"


Trên Báo Bình Định số ra ngày 19.7.2018, trong bài viết Tiếc cho một từ “mớ”, chúng tôi đã trình bày về sự thay đổi ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm của từ “mớ”. Trong tiếng Việt, có một từ khác cũng chung số phận với “mớ”, tuy không “hẩm hiu” bằng. Đó là từ “muôn”.

Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta thường gặp cách dùng muôn + danh từ như muôn nơi, muôn phương, muôn người, muôn lòng, muôn năm, muôn thuở, muôn đời, muôn hình muôn vẻ,… Về nghĩa, “muôn” được dùng để chỉ số lượng lớn không đếm được. Về vị trí ngữ pháp, “muôn” có vị trí của một số từ. Vậy, nghĩa gốc của muôn là gì và nó có phải là một số từ không?

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

"THU PHÍ" VÀ "THU TIỀN"


Nhân việc khái niệm “trạm thu tiền” mà Bộ GTVT đưa ra làm xôn xao dư luận gần đây, xin được lạm bàn về hai khái niệm “thu phí” và “thu tiền”.

Trong tiếng Việt, cả “thu phí” lẫn “thu tiền” đều được sử dụng khá thường xuyên. Hai khái niệm này giống nhau về nguồn gốc và cấu tạo. Về nguồn gốc, cả hai đều bắt nguồn trong tiếng Hán. 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

NGÀY "PHẬT ĐẢN"


Đối với những người không theo đạo Phật, có lẽ không phải ai cũng rõ nghĩa của từ “Phật đản”. Bởi mặc dù từ này được ghi nhận trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt nhưng yếu tố “đản” còn khá xa lạ với khá nhiều người. Trong tiếng Việt cũng không có từ “đản” nào cả.

“Phật đản” là từ có nguồn gốc Hán. Trong đó, “Phật” là danh xưng phổ biến của Đức Phật A Di Đà; còn “đản” thuộc

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

"TỤC HUYỀN" VÀ "TÁI GIÁ"


Không ít người nghĩ rằng từ “tái giá” có nghĩa là “lấy chồng, lấy vợ lần nữa”, do đó, dẫn đến việc dùng từ này cho nghĩa “lấy vợ lại”, như trong cách dùng “ông ấy vừa tái giá”. Đây là một sự nhầm lẫn bởi “tái giá” chỉ mang nghĩa “lấy chồng lại”, còn nghĩa “lấy vợ lại” thuộc về một từ khác: “tục huyền”.

Cả “tái giá” lẫn “tục huyền” đều là những từ Việt gốc Hán và mang hàm nghĩa sâu xa bắt nguồn từ văn hóa của người Hán.

Trong từ “tái giá”, “tái” có nghĩa là “lại, lần nữa” (như trong tái bản, tái chế); “giá” thuộc bộ “nữ” (liên quan đến giới nữ), có nghĩa “lấy chồng” (như giá thú, xuất giá). Như vậy, rất rõ ràng, “tái giá” là “lấy chồng lại”.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

"ĐIỆN" TRONG ĐỜI SỐNG


“Điện” là một từ thông dụng trong tiếng Việt. Nó phổ biến và quen thuộc đến mức nhiều người nghĩ rằng đây là một từ thuần Việt, mặc dù điện vốn không phải là phát minh của người Việt.

Điện du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX theo công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy nhiên, khác với nhiều đồ vật có nguồn gốc từ Pháp được gọi bằng tên trong tiếng Pháp, điện lại có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hán.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

"BỆNH VIỆN" VÀ "NHÀ THƯƠNG"


“Bệnh viện” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “bệnh” đã được Việt hóa và dùng độc lập như trong chữa bệnh,bệnh nặng,... Còn “viện” thuộc bộ phụ, ban đầu có nghĩa “chái nhà, sân có tường bao quanh”, rồi chuyển nghĩa chỉ “cơ quan” như trong học viện, Viện Toán học,... “Bệnh viện” là “cơ sở khám bệnh và nhận người ốm đau nằm điều trị”.