Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

NGUỒN GỐC CỦA "CHỢ BÚA"

Về tên chợ, có nhiều phương thức định danh. Tên chợ ở Bình Định rất tiêu biểu cho điều này. Chẳng hạn, gọi tên chợ theo tên địa phương (như chợ Tam Quan, chợ Diêu Trì); theo kiểu đơn vị hành chính (chợ Huyện); theo kiểu địa hình nổi bật tại nơi đặt chợ (chợ Đầm, chợ Gò); theo tên công trình nổi bật gần cạnh (chợ Dinh, chợ Cây Xăng); theo tên mặt hàng nổi bật (chợ tre An Lương, chợ nón Cát Tân); theo quy mô chợ (chợ Lớn); theo thời gian họp chợ (chợ Đêm, chợ phiên An Nhơn)...

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

"CHỦ TỊCH" LÀ AI? (bản gốc)

Chúng ta thường hiểu/ dùng từ chủ xị với nghĩa “chủ của một buổi nhậu” vì yếu tố xị gợi nhớ đến tổ hợp xị rượu, làm xị. Nhưng sẽ khá bất ngờ nếu ta biết chủ xị mang nghĩa rộng hơn và nó chính là chủ tịch.

Chủ tịch âm Bắc Kinh là “zhǔ xí”. Nó theo chân người Hoa đến nước ta, vào tiếng Việt và dần được đọc thành “chủ xị”. Chủ xị phổ biến trong phương ngữ Nam Bộ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, có lẽ từ này ra đời tại Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, thời kỳ mà nhiều người Hoa đến xin định cư, lập nghiệp tại đây.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

"TỜ" TRONG "LẶNG NGẮT NHƯ TỜ" LÀ GÌ?


Đây là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt (ngoài ra, còn có các biến thể như: "lặng như tờ", "lặng im như tờ"). Chúng ta thường xuyên dùng nó nhưng ít khi quan tâm (chủ yếu do không hiểu) yếu tố cuối, cũng là đối tượng để so sánh, của thành ngữ này: "tờ". Vậy, "tờ" trong thành ngữ trên là gì?

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

"CỤC SÚC" HAY "CỤC XÚC"? (bản gốc)

Con trâu, một trong "lục súc"
Để trả lời câu hỏi này, ta cần tìm về nguồn gốc của từ. Trước hết, "cục súc" (hay "cục xúc") không phải là từ láy. Một dấu hiệu cho phép ta nghi ngờ điều này là sự bất tương ứng về ngữ âm giữa yếu tố trước (âm vực thấp) và yếu tố sau (âm vực cao). Nhưng quan trọng hơn, đây là từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ hai chữ 侷促. Trong đó, 侷 âm Hán Việt là "cục", nghĩa là “chật hẹp, co quắp, không thể duỗi thẳng được”; 促 âm Hán Việt là "xúc", nghĩa là “gấp, vội”. Trong tiếng Hán, 侷促 nghĩa là “chật hẹp, nhỏ nhen”. Đây là nghĩa gốc làm cơ sở để phát sinh nét nghĩa “thô tục, lỗ mãng” của từ sau này.